Soạn giáo án Đạo đức 4 kết nối tri thức Bài 9: Quyền và bổn phận của trẻ em
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Đạo đức 4 bài 9: Quyền và bổn phận của trẻ em sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 8: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM
BÀI 9: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM
(4 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể được một số quyền và bổn phận cơ bản của trẻ em.
- Biết được vì sao phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
- Thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em phù hợp với lứa tuổi.
- Nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi; tìm hiểu và tham gia một số hoạt động liên quan tới quyền và bổn phận của trẻ em.
- Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm đối với quyền và bổn phận của trẻ em.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
- Bộ tranh về Quyền trẻ em theo Thông tư số 37/2021-TT/BGDĐT.
- Câu chuyện, bài hát, trò chơi gắn với nội dung chủ đề.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho cả lớp hát theo bài hát “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” (Nhạc: Lê Mây, lời: Phùng Ngọc Hùng). https://www.youtube.com/watch?v=ktxObXeqNG8 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học: Trẻ em là mầm non, tương lai của đất nước. Việc bảo vệ, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước bởi đất nước có phồn thịnh hay không là nhờ vào lớp trẻ ấy. Bài học “Quyền và bổn phận của trẻ em” sẽ giúp các em biết được những quyền cơ bản của mình và nghĩa vụ của mình đối với gia đình, với xã hội. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quyền của trẻ em a. Mục tiêu: HS kể được một số quyền của trẻ em. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát các bức tranh trong SGK và cho biết: Các bạn trong tranh đang được hưởng quyền gì? - GV mời đại diện một vài nhóm chia sẻ kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: + Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình. + Các bạn trong tranh được hưởng những quyền như: · Quyền được chăm sóc sức khoẻ. · Quyền được khai sinh và có quốc tịch. · Quyền được học tập. · Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự. · Quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch. · Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp. - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi: Em còn biết quyền nào khác của trẻ em? - GV mời đại diện một vài nhóm chia sẻ kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Ngoài ra, trẻ em còn có rất nhiều quyền khác như: · Quyền sống; Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. · Quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật; Quyền bí mật đời sống riêng tư. · Quyền được sống chung với cha, mẹ; Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi. · Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động. · Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; Quyền được bảo vệ khỏi chất ma tuý,… Hoạt động 2: Tìm hiểu một số bổn phận của trẻ em a. Mục tiêu: HS kể được một số bổn phận của trẻ em. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, quan sát các bức tranh trong SGK và cho biết: Các bạn trong tranh đã thực hiện bổn phận gì? - GV mời đại diện một vài nhóm chia sẻ kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Trẻ em là đối tượng rất dễ bị tổn thương bởi cả về thể chất và tinh thần chưa phát triển hoàn thiện. + Vì vậy, pháp luật trao cho trẻ em những quyền cơ bản Đồng thời, trẻ em cũng phải có bổn phận với những người mà đã thực hiện trách nhiệm bảo vệ chăm sóc mình. · Giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể. · Giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp. · Kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. · Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. · Giữ gìn, bảo vệ của công. · Thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè. - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Theo em, trẻ em còn có những bổn phận gì? - GV mời 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có). - GV kết luận: Ngoài ra trẻ em có những bổn phận khác như: + Đối với gia đình: Yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ; Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình. + Đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác: Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác; Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác. + Đối với cộng đồng, xã hội: Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; Chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; Bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em; Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật. + Đối với quê hương, đất nước: Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; Giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của quê hương, đất nước; Tuân thủ và chấp hành pháp luật; Đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em. + Đối với bản thân: Có trách nhiệm với bản thân; Không huỷ hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân; Sống trung thực, khiêm tốn; Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang; Không đánh bạc; Không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác; Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; Không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời thêm câu hỏi: Em đã thực hiện được những bổn phận gì của trẻ em? - GV mời một vài HS chia sẻ những bổn phận em đã thực hiện đối với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội. - GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết thực hiện tốt các bổn phận của trẻ em. Hoạt động 3: Khám phá vì sao phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 – 2 HS đọc câu chuyện “Hành trình yêu thương” trong SGK. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc kĩ câu chuyện trong SGK để trả lời câu hỏi: + Từ câu chuyện trên, theo em, những em nhỏ bị bỏ rơi ngay từ khi mới chào đời đã bị tước đi những quyền gì của trẻ em? + Việc làm của cô Mai Anh có ý nghĩa gì đối với Thiện Nhân? - GV mời 2 -3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có). - GV nhận xét, kết luận:
|
- HS xem và hát theo giai điệu bài hát.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS đọc câu chuyện.
- HS nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Đạo đức 4 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2