Soạn giáo án Đạo đức 4 kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ của công

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Đạo đức 4 bài 5: Bảo vệ của công sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 5: BẢO VỆ CỦA CÔNG

BÀI 5: BẢO VỆ CỦA CÔNG

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số biểu hiện của bảo vệ của công.
  • Biết vì sao phải bảo vệ của công.
  • Có những việc làm cụ thể để bảo vệ của công.
  • Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ của công.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm bảo vệ của công ở trường, ở nơi công cộng,…

  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm trong việc bảo vệ của công.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
  • Bộ tranh về Bảo vệ của công theo Thông tư 37/2021-TT/BGDDT.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Những tài sản nào trong các bức tranh được gọi là của công?

+ Hãy kể tên các tài sản là của công mà em biết?

 

- GV mời 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có).

- GV nhận xét, kết luận:

+ Các tài sản được coi là của công:

Hình 2: Trường học.

Hình 4: Dụng cụ thể thao ngoài trời.

Hình 6: Bàn ghế trong lớp học.

Hình 7: Sân bóng.

Hình 8: Sân và cột bóng rổ.

+ Các tài sản là của công khác: Nhà văn hóa thôn/xã, thang máy của khu chung cư, ghế đá công viên,... Các tài sản phục vụ nhu cầu của nhiều người, được gọi là của công.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tài sản công cộng là tài sản phục vụ cho chính chúng ta. Vì vậy bài học “Bảo vệ của công” sẽ giúp các em hiểu được sự quan trọng của công và biết xây dựng cho mình ý thức bảo vệ tài sản và môi trường công cộng như bảo vệ tài sản và môi trường sống của chính mình. Trước là ở nơi các em đang sống sau là những nơi mình đi qua.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biểu hiện của bảo vệ của công

a. Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện bảo vệ của công.

b. Cách tiến hành

 
  


- GV hướng dẫn HS đọc nội dung các trường hợp và kết hợp quan sát tranh minh họa.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu các biểu hiện bảo vệ của công.

+ Kể thêm những biểu hiện của bảo vệ của công mà em biết.

- Các nhóm thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.

- GV mời 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có).

- GV nhận xét và kết luận:

+ Trường hợp a: Không viết, vẽ lên bàn hoặc làm tổn hại đến các tài sản khác của trường, lớp, nhắc nhở các bạn cùng bảo vệ tài sản của lớp học.

+ Trường hợp b: Cùng chung tay giữu cho của công luôn sạch sẽ, bền đẹp.

+ Trường hợp c: Sử dụng cẩn thận các thiết bị và dụng cụ học tập môn Giáo dục thể chất của nhà trường và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

+ Trường hợp d: Thực hiện theo hướng dẫn sử dụng của cac tài sản chung, tránh gây quá tải dẫn đến hỏng.

Chúng ta cần bảo vệ của công bằng các việc làm cụ thể như: Không viết, vẽ lên của công; giữ gìn, bảo quản, sử dụng của công một cách cẩn thận; nhắc nhở, ngăn chặn các bạn có hành vi làm tổn hại đến của công,…

Hoạt động 2: Khám phá vì sao phải bảo vệ của công

a. Mục tiêu: HS giải thích được vì sao cần bảo vệ của công.

b. Cách tiến hành

- GV kể truyện “Ghế đá kêu đau”.

 
  


- GV mời HS kể tóm tắt.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn học sinh đối với bộ bàn ghế đá? Việc làm đó gây ra hậu quả gì?

+ Theo em vì sao phải bảo vệ của công?

- GV mời 2 – 3 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ dung, nhận xét (Nếu có).

- GV nhận xét, kết luận:

+ Dùng vật nhọn để khắc lên bộ bàn ghế đá những hình thù kì quái, thậm chí dùng bút xóa để viết, vẽ những từ ngữ không đẹp là những việc làm rất đáng bị lên án. Những việc làm đó làm cho những chiếc bàn ghế bị sứt mẻ và trở nên xấu xí.

+ Cần bảo vệ của công vì điều đó thể hiện ý thức trách nhiệm và nếp sống văn minh của mỗi người. Bảo vệ của công giúp cho các tài sản chung luôn được bền, đẹp và được sử dụng một cách dài lâu.

+ Của công là tài sản chung, phục vụ lợi ích của nhiều người trong một tập thể, cộng đồng. Do đó, chúng ta cần có ý thức bảo vệ cảu công để chúng luôn sạch sẽ, bền đẹp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, biết bày tỏ thái độ, nhận xét hành vi, xử lý tình huống liên quan đến việc bảo vệ của công.

b. Cách tiến hành

Bài tập 1: Bày tỏ ý kiến

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu để vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS kể tóm tắt.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc các ý kiến.

 

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Đạo đức 4 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác