Soạn giáo án công dân 7 cánh diều Bài 9: úng phó với bạo lực học đường
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công dân 7 Bài 9: úng phó với bạo lực học đường sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 9: ÚNG PHÓ VỚIBẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.
- Biết cách ứng phó trước, trong và sau khi bạo lực học đường.
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường: sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện được những việc làm thể hiện sự tự giác, tích cực.
· Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa giá trị của tự giác, tích cực.
- Năng lực giáo dục công dân:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi:
· Nhận biết được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường, một số cách để phòng, tránh và ứng phó với bạo lực học đường.
· Đánh giá được hành vi của bản thân và người khác liên quan đến bạo lực học đường, từ đó điều chỉnh hành vi của bản thân nhằm phòng, tránh và ứng phó, sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội: Tham gia được các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.
3. Phẩm chất
- Nhân ái, trách nhiệm, trung thực: Tôn trọng sự khác biệt giữa con người, cảm thông, độ lượng khi đánh giá, xử lí các tình huống bất đồng, mâu thuẫn, không đồng tình, lên án các hành vi bạo lực học đường; tôn trọng lẽ phải, lên án những hành vi bạo lực học đường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Giáo dục công dân 7.
- Giấy A0, giấy A4, bút dạ màu.
- Các bản thông tin, hình ảnh tương ứng với nhiệm vụ của từng trạm học tập trong hoạt động 3.
- Slide câu hỏi cho các phần chơi sân khấu hoá.
- Bảng ghi câu trả lời cho các đội chơi.
2. Đối với học sinh
- SGK Giáo dục công dân 7.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HSbước đầu huy động được kiến thức, hiểu biết của mình về các tình huống bao lực học đường thường gặp thể hiện trong tiết mục văn nghệ.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS chuẩn bị sản phẩm tuyên truyền hoặc tiết mục văn nghệ ở nhà và trình diễn trước lớp: hát, đóng lịch...
c. Sản phẩm: HS trình diễn sản phẩm / tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà:
+ Thuyết trình về sản phẩm tranh / ảnh tuyên truyền về bạo lực học đường.
+ Trình diễn văn nghệ về bạo lực học đường.
- GV đặt câu hỏi nhận xét tiết mục của các nhóm:
+ Tình huống các em đề cập đến trong tiết mục là gì?
+ Nếu gặp tình huống đó em sẽ giải quyết như thế nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thuyết trình / trình diễn sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà.
- HS trả lời câu hỏi gợi dẫn của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS thuyết trình / trình diễn sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà.
- HS trả lời câu hỏi gợi dẫn của GV.
- GV mời đại diện các nhóm khác trả lời câu hỏi nhận xét tiết mục văn nghệ.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.
- GV kết luận và dẫn dắt vào bài học: Trước tình hình về bạo lực học đường được thể hiện trong các sản phẩm tuyên truyền các em đã chuẩn bị, chúng ta cần làm gì để ứng phó đúng cách với các hiện tượng đó? Chúng ta sẽ giải quyết những câu hỏi này trong bài học hôm nay – Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HStrao đổi, thảo luận để xác định được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.
b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động nhóm để HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu thông tin pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.
c. Sản phẩm: Những hiểu biết pháp luật của HS về phòng, chống bạo lực học đường.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 – 6 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.44, 45: + Tự nghiên cứu và ghi vào giấy A0 những thông tin quan trọng. + Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi c SGK tr46: Em hãy nên quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường qua các thông tin trên. - Gv yêu cầu HS làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ sau: Đóng vai là những người tư vấn pháp luật, trả lời thắc mắc của HS về trường hợp 1, 2 trong SGK trang 46 nhằm giải đáp câu hỏi, a, b trong SGK trang 46. - Gv nêu câu hỏi mở rộng: Việc tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường có ý nghĩa, vai trò như thế nào với chúng ta khi ứng phó với bạo lực học đường? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm: + Tìm hiểu quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường. + Phân vai và đóng tiểu phẩm: · Trường hợp 1: S bị bạn trong lớp đe doạ và lấy đồ. Hành vi này là vi phạm nội quy của nhà trường, vi phạm Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. S đã chia sẻ với cô giáo chủ nhiệm và cô đã can thiệp, phân tích cho nhóm bạn kia về hành động của mình. · Trường hợp 2: Chưa có hành vi vi phạm pháp luật vì H mới dự định đoạ đánh M. Bố mẹ H đã khuyên con từ bỏ ý định đó và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để cùng giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên. - GV mời 3 – 5 HS đứng tại chỗ trả lời nhanh các câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về phòng, chống bạo lực học đường. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khoẻ và nhân phẩm; trách nhiệm thầy cô và gia đình trong việc ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho HS. Nếu dùng các hình thức ứng phó với bạo lực học đường không đúng như trả thù sẽ chịu các hình phạt theo quy định của Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật. - HS có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. HS có nghĩa vụ: không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và HS khác; không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công dân 7 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác