Soạn giáo án công dân 7 cánh diều Bài 1: tự hào về truyền thống quê hương
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công dân 7 Bài 1: tự hào về truyền thống quê hương sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
dạy:…/…/…
BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
- Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.
- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
2. Năng lực
- Năng lực giáo dục công dân:
+ Điều chỉnh hành vi:
· Đồng tình, ủng hộ những việc làm giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương; biết cách bày tỏ thái độ phê phán với những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
· Tự thực hiện và giúp đỡ bạn bè thực hiện một số hoạt động giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương.
+ Phát triển bản thân: Lập kế hoạch thực hiện một việc làm giữ gìn, phát huytruyền thống tốt đẹp của quê hương và kiên trì thực hiện theo kế hoạch đã lập.
- Năng lực chung:
· Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình Anh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận nhằm giới thiệu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
3. Phẩm chất
- Yêu nước, trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu về truyền thống của quê hương.
- Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn truyền thống quê hương.
- Tôn trọng và chấp hành nghiêm túc nội quy khi tham gia các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội tại địa phương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Giáo dục công dân 7.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Khám phá ô chữ”
c. Sản phẩm học tập: Các từ tìm được: yêu nước, kiên cường, lạc quan, giản dị, hiểu thảo,hiểu học, an nhàn, quê hương em, truyền thống, cần củ, trung thực, dũng cảm,...
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu trò chơi “Khám phá ô chữ" SGK trang 5, chia lớp thành 4 hoặc 6 đội, phát cho mỗi đội 1 bảng phụ, bút viết bảng (hoặc giấy A3); giao nhiệm vụ cho các đội: Trong thời gian 3 phút, ghép các chữ cái đứng liền nhau trong chữ thành các từ/cụm từ có nghĩa và viết nhanh vào bảng phụ giấy A3. Hết thờigian, đội nào viết được nhiều từ/cụm từ có nghĩa sẽ là đội thắng cuộc.
Nếu em ghép các chữ cái đứng liền nhau trong bảng bên thành các từ cụm từ có nghĩa thì sẽ xuất hiện nhiều từ/cụm từ nói về truyền thống quê hương. Một số câu hỏi thú vị sẽ nảy sinh trong suy nghĩ của em như: Những truyền thống này được biểu hiện như thế nào ở quê hương của mình? Mình sẽ làm gì để mọi người biết rằng mình rất tự hào về những truyền thống đó?
– GV tiếp tục hỏi: Trong số những từ tin được, từ nào thể hiện truyền thống quê hương? Hãy nói những điều em biết về truyền thống đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng kiến thức, hiểu biết của mình tham gia trò chơi.
- HS thực hiện trò chơi (trên nền nhạc bài hát Việt Nam ơi), mỗi đội cử 1 HS làm thư kí ghi nhanh các từ đồng đội tìm được vào bảng phụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức cho các đội báo cáo kết quả.
- GV quan sát HS thực hiện trò chơi, xác định đội có kết quả tốt nhất (tinh thầnđồng đội và tìm được nhiều từ đúng trong thời gian ngắn).
- GV chọn đội có kết quả tốt nhất trình bày cảm nhận khi là đội thắng cuộc vàbí quyết để tìm được nhiều câu trả lời đúng.
- HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, dẫn dắt vào vấn đề: Trong số những từ/cụm từ tìm được, có những từ nói về truyền thống tốt đẹp của quê hương, vậy quê hương em có những truyền thống tốt đẹp nào? Làm thế nào để giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó? Chúng ta sẽ giải quyết những câu hỏi này ở các hoạt động ở bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số truyền thống tốt đẹp của quê hương
a. Mục tiêu: HS biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận nhằm giới thiệu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương mình.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK trang 5,6 và thực hiện nhiệm vụ:
a) Theo em, những truyền thống tốt đẹp nào được thể hiện trong các hình ảnh trên?
b) Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy giới thiệu về những truyền thống đó.
c) Em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của quê hương?
c. Sản phẩm học tập: khái niệm và một số truyền thống tốt đẹp của quê hương
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK trang 5,6 chia lớp thành các nhóm (6 nhóm) thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn và giao nhiệm vụ cho HS: a) Theo em, những truyền thống tốt đẹp nào được thể hiện trong các hình ảnh trên? b) Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy giới thiệu về những truyền thống đó. c) Em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của quê hương? - GVnêu câu hỏi mở rộng: Ngoài những truyền thống vừa tìm được, em còn biết đến những truyền thống tốt đẹp nào của quê hương mình? Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Tự quan sát 6 hình ảnh trong SGK trang 5, 6, ghi vào vở nhập/giấy A4những mô tả cho từng hình ảnh. - Thảo luận theo nhóm 3 câu hỏi trong SGK. - Ghi vào bảng nhóm/giấy A4 câu trả lời cho từng câu hỏi. - HS làm việc cá nhân tìm các chi tiết trong từng tranh, trong thông tin liên quan đến các câu hỏi và ghi vào giấy nháp/giấy A4. Ghi cầu trả lời đã thống nhất vào bảng nhóm/ giấy A3. - GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, phát hiện nhóm khi thảo luận có nhiều ý kiến trái chiều, phát hiện có kết quả không không giống nhau. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS treo bảng ghi kết quả vào vị trí của nhóm, cử đại diện của nhóm giới thiệu sản phẩm và trả lời câu hỏi (nếu có). HS trong lớp lần lượt quan sát kết quảcủa từng nhóm, ghi chép, lắng nghe, đặt câu hỏi cho nhóm bạn. (a) Hình 1: Truyển thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, Hình 2: Truyền thống đoàn kết, chia sẻ; Hình 3: Cần cù lao động; Hình 4: Truyền thống tổn sư trọng đạo; Hình 5, 6: Các truyền thống văn hoá. (b) Những truyền thống này được biểu hiện cụ thể ở quê hương. Ví dụ: Truyền thống yêu nước gắn với những di tích, sự kiện nào của quê hương, cần củ lao động thể hiện ở sự phát triển của các ngành nghề, làng nghề ở quê hương, truyền thống văn hoá thể hiện ở các lễ hội, phong tục, loại hình nghệ thuật,... HS nói được từng truyền thống tốt đẹp của quê hương mình. (c) Truyền thống tốt đẹp của quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng, miền, địa phương được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - HS nhận xét, thảo luận theo lớp những nội dung chưa thống nhất giữa các nhóm. - GV mời 3 – 5 HS đứng tại chỗ trả lời nhanh các câu hỏi, GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng và gợi ý cho HS thảo luận về những truyền thống vừa kể thêm. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV dựa vào sản phẩm và kết quả thảo luận của HS để nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. Hướng dẫn HS kết luận (có thể ghi kết luận vào vở)theo SGK trang 6, và chuyển sang nội dung mới. | 1. Truyền thống quê hương - Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Những truyền thống tốt đẹp của quê hương như: yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động; tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo; các lễ hội văn hoá truyền thống, những loại hình nghệ thuật dân gian, nghề truyền thống,... được biểu hiện cụ thể ở mỗi vùng miền, địa phương.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công dân 7 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác