Siêu nhanh giải chủ đề 5 HĐTN 12 Cánh diều

Giải siêu nhanh chủ đề 5 HĐTN 12 Cánh diều. Giải siêu nhanh HĐTN 12 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học HĐTN 12 Cánh diều phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 5. CHỦ ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI 

HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU BIỂU HIỆN CỦA SỰ CHỦ ĐỘNG, TỰ TIN TRONG THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI, SẴN SÀNG CHIA SẺ GIÚP ĐỠ CỘNG ĐỒNG

1. Thảo luận về một số biểu hiện của sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

Gợi ý:

Tự giới thiệu bản thân một cách cởi mở và thân thiện

Khởi đầu cuộc trò chuyện và duy trì sự tương tác

Lắng nghe tích cực và thể hiện sự quan tâm

Thể hiện ngôn ngữ cơ thể cởi mở và tự tin

Tham gia các hoạt động tình nguyện

Hiến máu nhân đạo

2. Chia sẻ kinh nghiệm mà em đã thể hiện sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

Gợi ý:

Tham gia hoạt động tình nguyện

Hiến máu nhân đạo

Quyên góp tài trợ

Giúp đỡ người khác trong khả năng của bản thân.

HOẠT ĐỘNG 2. XÁC ĐỊNH NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ HỨNG THÚ, HAM HIỂU BIẾT, THÁI ĐỘ TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT KHI KHÁM PHÁ CÁC NỀN VĂN HOÁ KHÁC NHAU

1. Chỉ ra những biểu hiện của sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau.

Gợi ý:

- Tìm đọc sách báo, tài liệu, video về văn hóa của các quốc gia khác nhau.

- Tham gia các hội thảo, triển lãm, sự kiện văn hóa quốc tế.

- Trao đổi và học hỏi từ những người bản địa khi đi du lịch.

- Tham gia các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống của các địa phương.

2. Trao đổi về biểu hiện của thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá

Gợi ý:

- Lắng nghe cởi mở, không phán xét, để hiểu quan điểm và giá trị văn hóa của người khác.

- Học hỏi và tiếp thu lịch sử, phong tục tập quán, và giá trị văn hóa của các nền văn hóa khác nhau.

- Tôn trọng các nghi lễ, lễ hội, và phong tục tập quán của các nền văn hóa khác nhau.

- Tránh đánh giá hay phán xét người khác dựa trên văn hóa của họ.

3. Chia sẻ những việc mà em đã làm thể hiện sự hứng thú, ham hiểu biết, thái độ tôn trọng sự khác biệt khi tham gia khám phá các nền văn hoá khác nhau.

Gợi ý:

- Tham gia các hội thảo, triển lãm, và sự kiện văn hóa để kết nối với người thuộc các nền văn hóa khác nhau.

- Chủ động tìm kiếm thông tin, tham gia các hoạt động văn hóa để hiểu rõ hơn về các nền văn hóa khác nhau.

- Tôn trọng các nghi lễ, lễ hội, và phong tục tập quán của các nền văn hóa khác nhau.

- Không áp đặt quan điểm hay giá trị văn hóa của bản thân lên người khác.

HOẠT ĐỘNG 3. TÌM HIỂU VỀ DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN NHÂN ĐẠO

1. Chia sẻ các dự án tình nguyện nhân đạo mà em biết

Gợi ý:

- "Bữa ăn tình nghĩa" cho bệnh nhân nghèo

- “Tủ sách yêu thương" cho các em nhỏ vùng cao

- "Giọt máu đào" cứu người bệnh,

- "Chợ 0 đồng" dành cho người có hoàn cảnh khó khăn,

- “Nhà trọ tình thương" dành cho người già neo đơn

- "Chung tay vì bệnh nhân sốt xuất huyết"

- "Tiết học xanh nâng cao nhận thức về môi trường của sinh viên"

- "Xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn và giáo dục ý thức cho học sinh"

- “Xây dựng và triển khai website dành cho người khiếm thị”

2. Xác định những dự án tỉnh nguyện nhân đạo ở địa phương mà em có thể tham gia.

Gợi ý: 

- Dự án "Vì một mái ấm" giúp đỡ các hộ gia đình nghèo xây dựng nhà ở.

- Dự án "Áo ấm cho em" giúp đỡ trẻ em nghèo có áo ấm mùa đông.

- Dự án "Hiến máu cứu người" giúp đỡ những bệnh nhân cần máu.

HOẠT ĐỘNG 4. TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TINH THẦN ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, HOÀ BÌNH HỮU NGHỊ

1. Thảo luận về một số hoạt động giáo dục tỉnh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị.

Gợi ý: 

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hội thảo khoa học về truyền thống đoàn kết dân tộc.

- Biên soạn tài liệu, sách, báo, phim ảnh về truyền thống đoàn kết dân tộc.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của các dân tộc anh em.

- Khuyến khích giao lưu, học hỏi giữa các dân tộc về văn hóa, phong tục tập quán.

2. Chia sẻ cách thức tham gia hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị.

Gợi ý: 

- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, kinh tế,...

- Tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các quốc gia khác.

- Góp phần xây dựng hòa bình, hữu nghị, hợp tác quốc tế.

HOẠT ĐỘNG 5. THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TINH THẦN ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, HOÀ BÌNH HỮU NGHỊ

1. Chia sẻ một vài hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị mà em đã tham gia.

Gợi ý:

- Tham gia chương trình "Tết ấm cho em"

- Tham gia lễ hội "Mùa xuân biên giới"

- Tham gia hoạt động "Tiếp sức mùa thi"

- Tham gia hoạt động "Ngày hội hiến máu tình nguyện”

2. Lựa chọn một hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị và xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động

Gợi ý:

Hoạt động: "Tết ấm cho em"

Mục tiêu:

  • Giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đón Tết vui vẻ, đầm ấm.

  • Góp phần giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng.

Đối tượng: Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi, hiếu thảo.

Thời gian: Từ ngày 15/12 đến ngày 25/12 dương lịch.

Địa điểm: Trường học, nhà văn hóa thôn, xã.

Kế hoạch tổ chức:

1. Giai đoạn chuẩn bị:

  • Thành lập ban tổ chức hoạt động.

  • Phát động phong trào quyên góp sách vở, quần áo, đồ chơi, nhu yếu phẩm.

  • Xác định danh sách học sinh cần được hỗ trợ.

  • Chuẩn bị quà tặng, sân khấu, âm thanh, ánh sáng.

2. Giai đoạn tổ chức:

  • Tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng.

  • Phát biểu của đại diện ban tổ chức và nhà trường.

  • Trao quà cho các em học sinh.

  • Tổ chức các trò chơi vui nhộn, bốc thăm trúng thưởng.

  • Giao lưu, chụp ảnh lưu niệm.

3. Giai đoạn tổng kết:

  • Thu dọn, vệ sinh địa điểm tổ chức.

  • Báo cáo kết quả hoạt động.

  • Gửi lời cảm ơn đến các nhà tài trợ, các cá nhân, tập thể đã tham gia hỗ trợ.

Dự trù kinh phí: Kinh phí được huy động từ các nhà tài trợ, các cá nhân, tập thể trong cộng đồng.

Hạn chế:

  • Một số em học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa được hỗ trợ.

  • Kinh phí còn hạn chế.

Giải pháp:

  • Mở rộng phạm vi kêu gọi tài trợ.

  • Tổ chức các hoạt động gây quỹ.

  • Phối hợp với các tổ chức xã hội để hỗ trợ thêm cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

3. Thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động và báo cáo kết quả

Gợi ý:

  • Các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ đón Tết vui vẻ, đầm ấm.

  • Góp phần giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng.

  • Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh.

HOẠT ĐỘNG 6. THỂ HIỆN SỰ HỨNG THÚ, HAM HIỂU BIẾT KHI KHÁM PHÁ CÁC NỀN VĂN HOÁ

1. Chia sẻ những điều em muốn khám phá ở các nền văn hoá khác nhau.

Gợi ý:

- Phong tục tập quán.

- Nghệ thuật.

- Tôn giáo.

2. Lựa chọn một khía cạnh văn hoá mà em hứng thú và thực hiện khám phá.

Gợi ý:

Em rất yêu thích văn hóa Nhật Bản, đặc biệt là văn hóa ẩm thực. Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng với sự tinh tế, thanh tao và tốt cho sức khỏe. Em muốn khám phá những món ăn truyền thống của Nhật Bản, tìm hiểu về cách chế biến và ý nghĩa của từng món ăn.

Phương pháp khám phá: 

- Tìm hiểu thông tin trên internet

- Tham gia các lớp học nấu ăn Nhật Bản

- Thưởng thức ẩm thực Nhật Bản tại các nhà hàng

- Giao lưu với người Nhật Bản.

3. Chia sẻ kết quả khám phá.

Gợi ý:

- Lịch sử ẩm thực Nhật Bản: Em sẽ tìm hiểu về lịch sử phát triển của ẩm thực Nhật Bản, những ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác và sự thay đổi của ẩm thực Nhật Bản qua các thời kỳ.

- Nguyên liệu: Em sẽ tìm hiểu về những nguyên liệu phổ biến được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, đặc điểm và cách sử dụng của từng nguyên liệu.

- Cách chế biến: Em sẽ học cách chế biến những món ăn Nhật Bản truyền thống như sushi, sashimi, tempura, ramen, udon,...

- Ý nghĩa của các món ăn: Em sẽ tìm hiểu về ý nghĩa của các món ăn Nhật Bản trong những dịp lễ hội và nghi thức truyền thống.

- Văn hóa ăn uống: Em sẽ tìm hiểu về văn hóa ăn uống của người Nhật Bản, những quy tắc và phép tắc cần lưu ý khi ăn uống tại Nhật Bản.

HOẠT ĐỘNG 7. THỂ HIỆN THÁI ĐỘ TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NỀN VĂN HOÁ

1. Đóng vai thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá trong những tình huống sau:

Tình huống 1: Lớp Huy tổ chức buổi trải nghiệm thực tế. Đến bữa ăn trưa, người dân địa phương mới cả lớp cùng thưởng thức các món ăn truyền thống. Huy cảm thấy khó ăn. 

Nếu là Huy, em sẽ ứng xử như thế nào?

Tình huống 2: Một người mà Ngọc quen biết thường đăng trên mạng xã hội những bài viết về truyền thống văn hoá của các dân tộc trên thế giới nhưng có nhiều thông tín không chính xác.

Nếu là Ngọc, em sẽ ứng xir ra sao?

Tình huống 3: Lớp của Hà có một bạn chuyển từ địa phương khác tới. Người bạn này thường bị các bạn trong lớp trêu và nhai giong nói, thậm chí chê bai.

Nếu là Hà, em sẽ ứng xử như thế nào?

Gợi ý:

Tình huống 1:

  • Cách ứng xử:

    • Huy nên thử một ít mỗi món ăn.

    • Hỏi về nguyên liệu và cách chế biến.

    • Cảm ơn và bày tỏ sự trân trọng.

    • Nếu Huy cảm thấy không thể ăn được, Huy nên giải thích một cách lịch sự và chân thành về lý do của mình.

Tình huống 2:

  • Cách ứng xử:

    • Nhắn tin riêng cho người quen và góp ý một cách lịch sự về những thông tin không chính xác trong bài viết của họ.

    • Cung cấp thông tin chính xác về truyền thống văn hóa của các dân tộc mà họ đề cập.

    • Gợi ý nguồn tham khảo.

Tình huống 3:

  • Cách ứng xử:

    • Bảo vệ bạn mới.

    • Giải thích cho các bạn rằng mỗi người đều có giọng nói và phong cách nói riêng.

    • Nhắc nhở về tầm quan trọng của sự tôn trọng sự khác biệt.

    • Khuyến khích giao lưu và học hỏi.

2. Chia sẻ tình huống em đã thể hiện được thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá.

Gợi ý:

Hoàn cảnh:

Em tham gia một trại hè quốc tế với các bạn học sinh từ nhiều quốc gia khác nhau. Trong một hoạt động nhóm, em được phân công cùng với một bạn đến từ Nhật Bản.

Vấn đề:

Bạn Nhật có cách làm việc khác với em. Bạn ấy rất cẩn thận và tỉ mỉ, trong khi em lại thích làm việc nhanh chóng và hiệu quả. Do đó, trong quá trình làm việc, chúng em có một số bất đồng.

Cách em giải quyết:

- Em lắng nghe cẩn thận ý kiến của bạn Nhật Bản và cố gắng hiểu quan điểm của bạn ấy.

- Tôn trọng sự khác biệt.

- Giao tiếp cởi mở và chân thành.

- Tìm kiếm giải pháp chung.

Kết quả:

Sau khi em thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa, bạn Nhật và em đã có thể giải quyết những bất đồng và cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chúng em cũng trở nên thân thiết hơn và hiểu nhau hơn.

HOẠT ĐỘNG 8. THỂ HIỆN SỰ CHỦ ĐỘNG VÀ TỰ TIN TRONG THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI, SẴN SÀNG CHIA SẺ GIÚP ĐỠ CỘNG ĐỒNG

1. Trao đổi về sự chủ động, tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

Gợi ý:

- Tham gia các hoạt động xã hội.

- Tập giao tiếp.

- Nâng cao kiến thức và kỹ năng về nhiều lĩnh vực, rèn luyện kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình,...

- Luyện tập tư duy tích cực.

2. Đóng vai thể hiện sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sảng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng trong các tình huống sau

Tình huống 1: Gia đình Hùng chuyển về nơi ở mới. Hùng chưa quen biết ai và rất mong muốn thiết lập mối quan hệ thân thiện với mọi người.

Hùng phải làm thế nào để có thể làm quen và duy trì mối quan hệ với mọi người xung quanh?

Tình huống 2: Địa phương Lâm đang thực hiện dự án "Dòng sông không rác". Mục tiêu của dự án là vận động mọi người trong cộng đồng tham gia các hoạt động làm sạch nguồn nước. Lâm là thành viên của dự án. 

Lâm sẽ làm thế nào để có thể thực hiện mục tiêu đó?

Gợi ý:

Tình huống 1: Hùng có thể làm những việc sau để làm quen và duy trì mối quan hệ với mọi người xung quanh:

1. Chủ động bắt chuyện.

2. Tham gia các hoạt động chung.

3. Giúp đỡ mọi người khi cần thiết.

4. Duy trì liên lạc.

Tình huống 2: Lâm có thể thực hiện những việc sau để đạt được mục tiêu của dự án "Dòng sông không rác":

1. Tuyên truyền và vận động.

2. Tổ chức các hoạt động làm sạch nguồn nước.

3. Hợp tác với các tổ chức khác.

4. Nêu gương và tạo động lực.

3. Chia sẻ bài học kinh nghiệm của bản thân khi thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ các hoạt động giúp đỡ cộng đồng

Gợi ý:

- Chủ động và tự tin là chìa khóa để thiết lập các mối quan hệ xã hội.

- Tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ giúp xây dựng những mối quan hệ bền vững.

- Sẵn sàng giúp đỡ cộng đồng là cách để thể hiện trách nhiệm và lòng nhân ái.

HOẠT ĐỘNG 9. XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN NHÂN ĐẠO VÀ QUẢN LÍ DỰ ÁN HIỆU QUẢ

1. Thảo luận để xây dựng dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo.

Gợi ý:

1. Lựa chọn chủ đề:

  • Xác định vấn đề mà bạn muốn giải quyết hoặc nhóm người mà bạn muốn giúp đỡ.

  • Ví dụ: giúp đỡ trẻ em mồ côi, người già neo đơn, người khuyết tật, bảo vệ môi trường,...

2. Xác định mục tiêu:

  • Mục tiêu cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế và có thời hạn.

  • Ví dụ: quyên góp 100 suất quà cho người già neo đơn trong dịp Tết Nguyên Đán.

3. Lập kế hoạch hoạt động:

  • Các hoạt động cụ thể để thực hiện mục tiêu.

  • Ví dụ: tổ chức chương trình văn nghệ gây quỹ, kêu gọi ủng hộ trên mạng xã hội,...

4. Phân công nhiệm vụ:

  • Xác định người phụ trách từng nhiệm vụ và thời hạn hoàn thành.

5. Chuẩn bị nguồn lực:

  • Nhân lực, vật lực, tài lực cần thiết để thực hiện dự án.

6. Triển khai hoạt động:

  • Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra.

7. Theo dõi và đánh giá:

  • Theo dõi tiến độ thực hiện dự án và đánh giá hiệu quả của hoạt động.

8. Báo cáo kết quả:

  • Báo cáo kết quả dự án cho các nhà tài trợ, tình nguyện viên và cộng đồng.

2. Triển khai dự án hoạt động tình nguyên nhân đạo.

Gợi ý:

  • Giúp đỡ trẻ em:

    • Dạy học cho trẻ em ở vùng sâu vùng xa.

    • Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em mồ côi.

    • Quyên góp sách vở, quần áo cho trẻ em nghèo.

  • Giúp đỡ người già neo đơn:

    • Thăm hỏi, động viên và tặng quà cho người già neo đơn.

    • Giúp đỡ người già dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn.

    • Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho người già.

3. Thực hiện quản lí dự án hiệu quả.

Gợi ý:

- Xác định mục tiêu, phạm vi, thời gian, ngân sách và nguồn lực của dự án.

- Phân chia dự án thành các công việc nhỏ hơn và lập kế hoạch chi tiết cho từng công việc.

- Xác định rủi ro tiềm ẩn và lập phương án dự phòng.

- Theo dõi tiến độ thực hiện dự án và so sánh với kế hoạch đã đề ra.

- Giám sát chất lượng của các hoạt động dự án.

4. Báo cáo kết quả thực hiện dự án.

Gợi ý:

HS báo cáo ở lớp việc thực hiện dự án. 

HOẠT ĐỘNG 10. ĐÁNH GIÁ Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

1. Chia sẻ về lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội đối với bản thân em.

Gợi ý:

- Phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác

- Nâng cao kiến thức và hiểu biết về xã hội

- Phát triển bản thân và hoàn thiện nhân cách

- Tạo dựng mạng lưới quan hệ và cơ hội nghề nghiệp

2. Đánh giá ý nghĩa của hoạt động xã hội.

Gợi ý:

Đối với cá nhân:

  • Phát triển kỹ năng.

  • Nâng cao kiến thức.

  • Phát triển bản thân.

  • Hoàn thiện nhân cách.

Đối với cộng đồng:

  • Giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng như môi trường, giáo dục, y tế,...

  • Tăng cường sự gắn kết của mọi người trong cộng đồng, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và tinh thần tương thân tương ái.

  • Phát triển cộng đồng.

HOẠT ĐỘNG 11. THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Tập hợp những bạn mong muốn tham gia các hoạt động cộng đồng.

Gợi ý:

Có thể là những người bạn cùng lớp, cùng trường, cùng khối, hàng xóm…

2. Thành lập câu lạc bộ hoạt động vì cộng đồng.

Gợi ý:

- Câu lạc bộ tình nguyện

- Câu lạc bộ vì môi trường

- Câu lạc bộ hiến máu nhân đạo

- Câu lạc bộ văn hoá, thể thao

3. Đề xuất những ý tưởng hoạt động cho câu lạc bộ.

Gợi ý:

Hoạt động tình nguyện:

  • Tổ chức các hoạt động dọn dẹp môi trường.

  • Giúp đỡ các đối tượng khó khăn.

  • Hỗ trợ các hoạt động cộng đồng.

4. Tuyên truyền về câu lạc bộ để thu hút các bạn tham gia và vận động sự hỗ trợ từ thầy cô, người thân và các thành viên cộng đồng.

Gợi ý:

- Tổ chức các cuộc thi: Thi viết văn, thi ảnh, thi hùng biện, các cuộc thi online trên mạng xã hội.

- Xuất bản ấn phẩm: Tạp chí, báo cáo, sách, chia sẻ thông tin về hoạt động của câu lạc bộ và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của câu lạc bộ.

5. Báo cáo kết quả hoạt động của câu lạc bộ và duy trì hoạt động.

Gợi ý:

I. Kết quả hoạt động:

  • Tóm tắt các hoạt động đã thực hiện:

    • Liệt kê các hoạt động chính đã thực hiện trong thời gian báo cáo.

    • Nêu rõ mục tiêu, thời gian, địa điểm, số lượng người tham gia,... của mỗi hoạt động.

  • Đánh giá kết quả:

    • Phân tích hiệu quả của từng hoạt động.

    • Nêu rõ những điểm mạnh, điểm yếu và bài học kinh nghiệm rút ra từ mỗi hoạt động.

  • Thành tích đạt được: Liệt kê các thành tích mà câu lạc bộ đã đạt được trong thời gian báo cáo.

II. Duy trì hoạt động:

  • Kế hoạch hoạt động trong tương lai:

    • Đề xuất các hoạt động dự kiến thực hiện trong thời gian tới.

    • Nêu rõ mục tiêu, thời gian, địa điểm, nguồn lực cần thiết cho mỗi hoạt động.

  • Giải pháp duy trì hoạt động: Đề xuất các giải pháp để duy trì hoạt động của câu lạc bộ, bao gồm: tài chính, nhân lực, công tác quản lý 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải HĐTN 12 Cánh diều chủ đề 5, Giải chủ đề 5 HĐTN 12 Cánh diều, Siêu nhanh giải chủ đề 5 HĐTN 12 Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác