Siêu nhanh giải bài 20 Lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức
Giải siêu nhanh bài 20 Lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức phù hợp với mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 20. VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA
Khởi động: Quan sát hình 1, em hãy cho biết công trình kiến trúc nào được thể hiện trên Quốc kì Vương quốc Cam-pu-chia?
Giải rút gọn:
Đền Ăng-co Vát được thể hiện trên Quốc kì Vương quốc Cam-pu-chia
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 2, em hãy xác định vị trí địa lí của Cam-pu-chia trên lược đồ.
Giải rút gọn:
- Cam-pu-chia là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á
- Cam-pu-chia tiếp giáp với Lào và Thái Lan ở phía bắc, Việt Nam ở phía đông và vịnh Thái Lan ở phía Tây Nam
2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên và dân cư của Cam-pu-chia.
Giải rút gọn:
- Địa hình của Cam-pu-chia chủ yếu là đồng bằng
- Khí hậu: cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt
- Sông Mê Công là con sông lớn nhất chảy qua Cam-pu-chia, cung cấp lượng nước dồi dào
- Hồ Tôn-lê Sáp là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á
- Dân số của Lào vào năm 2021 khoảng 16,5 triệu người, chủ yếu là dân tộc Khơ-me sống phần lớn ở nông thôn
3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 3 đến 5, em hãy:
- Kể tên một số công trình tiêu biểu của Cam-pu-chia
- Mô tả một công trình mà em ấn tượng nhất
Giải rút gọn:
- Một số công trình tiêu biểu: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, chùa Bạc,...
- Công trình mà em ấn tượng nhất: Ăng-co Vát:
+ Là quần thể đền tháp được xây dựng gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, kết nối với nhau bởi những dãy hành lang dài
+ Trung tâm đền gồm tổ hợp 5 ngọn tháp
+ Toàn bộ được xây bằng đá, những khối đá được đẽo gọt vuông vức và xếp chồng khít lên nhau mà không cần chất kết dính nào
4. LUYỆN TẬP
Câu 1: Dựa vào lược đồ tự nhiên của Cam-pu-chia, em hãy kể tên:
a) Các quốc gia tiếp giáp với Cam-pu-chia.
b) Một số dãy núi, sông và hồ lớn ở Cam-pu-chia.
Giải rút gọn:
a) Các quốc gia tiếp giáp với Cam-pu-chia: Lào, Thái Lan, Việt Nam
b) Một số dãy núi, sông và hồ lớn ở Cam-pu-chia: sông Sê Công, sông Sê San, dãy Các-đa-môn,…
Câu 2: Giới thiệu một công trình kiến trúc tiêu biểu của Cam-pu-chia (theo gợi ý dưới đây):
- Tên công trình
- Địa điểm
- Điểm nổi bật của công trình
Giải rút gọn:
- Tên công trình: Tượng đài hữu nghị Việt Nam – Cam-pu-chia
- Địa điểm: thủ đô Phnôm Pênh
- Điểm nổi bật của công trình:
+ Khối đá tạc hình 2 chiến sĩ Cam-pu-chia và Việt Nam đứng bảo vệ một người phụ nữ bế con nhỏ trên tay
+ Phần chóp của tượng đài được mạ đồng màu vàng nổi bật giữa bầu trời
5. VẬN DỤNG
Chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ dưới đây:
1. Hãy cho biết tên các công trình kiến trúc của Cam-pu-chia mà em muốn đến thăm? Vì sao em lại có lựa chọn đó?
2. Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu viết về một công trình tiêu biểu khác của Cam-pu-chia và chia sẻ với bạn.
Giải rút gọn:
1. Công trình kiến trúc của Cam-pu-chia mà em muốn đến thăm: đền Ăng-co Vát
- Vì đây là biểu tượng của đất nước Cam-pu-chia và cũng là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới. Ngôi đền là đỉnh cao của phong cách kiến trúc Khmer, kiến trúc hùng vĩ và hài hòa của nghệ thuật điêu khắc
2. Tư liệu viết về một công trình tiêu biểu khác của Cam-pu-chia: Cung điện Hoàng Gia
- Là nơi mà Quốc Vương và các thành viên trong hoàng tộc cùng sinh hoạt và làm các nghi lễ quan trọng
- Cung điện được trang trí công phu với những hoa văn rất tinh xảo kèm theo đó là những vườn hoa rực rỡ.
- Có nhiều công trình lộng lẫy tọa lạc ngay bên trong như: chùa Bạc, phòng khánh tiết, cung điện đồng, điện nghỉ yên tĩnh,…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải Lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức bài 20, Giải bài 20 Lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức, Siêu nhanh giải bài 20 Lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức
Bình luận