Lý thuyết trọng tâm toán 6 cánh diều bài 2: Tập hợp các số nguyên
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 6 cánh diều bài 2: Tập hợp các số nguyên. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
1. TẬP HỢP Z CÁC SỐ NGUYÊN
Hoạt động 1:
a) Tập hợp các chỉ số nhiệt độ:
A ={0°C, 2°C, 0°C, 2°C, 0°C, 2°C}
b) Tập hợp các chỉ số nhiệt độ gồm: Z, số 0.
Kết luận:
- Số tự nhiên khác 0 còn được gọi là số nguyên dương.
- Các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương tạo thành tập hợp các số nguyên.
- Tập hợp các số nguyên được kí hiệu là Z.
Chú ý:
- Số 0 không phải là số nguyên âm, cũng không phải là số nguyên dương.
- Các số nguyên dương 1, 2, 3,… đều mang dấu “+” nên còn được viết là +1, +2, +3,…
Ví dụ số nguyên: -123; 98;…
Ví dụ không là số nguyên: -2,3 ; 9,8…
Luyện tập 1.
a) -6 ∈ Z
b) -10 ∉ N
2. BIỂU DIỄN SỐ NGUYÊN TRÊN TRỤC SỐ
a) Trục số nằm ngang:
b) Trục số thẳng đứng
Hoạt động 2:
a)
- Điểm -5 nằm bên trái điểm gốc 0, cách điểm gốc 5 khoảng.
- Điểm -4 nằm bên trái điểm gốc 0, cách điểm gốc 4 khoảng.
- Điểm -2 nằm bên trái điểm gốc 0, cách điểm gốc 2 khoảng.
- Điểm 3 nằm bên trái điểm gốc 0, cách điểm gốc 3 khoảng.
- Điểm 5 nằm bên trái điểm gốc 0, cách điểm gốc 5 khoảng.
b) Số đo nhiệt kế chỉ ở ba hình lần lượt như sau: -1°C, -2°C, 3°C .
Kết luận:
- Trên các trục số nằm ngang, điểm biểu diễn số nguyên âm nằm bên trái điểm 0, điểm biểu diễn số nguyên dương nằm bên phải điểm 0.
- Trên trục số thẳng đứng, điểm biểu diễn số nguyên âm nằm phía dưới điểm 0, điểm biểu diễn số nguyên dương nằm phía trên điểm 0.
Luyện tập 2:
3. SỐ ĐỐI CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
Hoạt động 3:
a) Điểm biểu diễn số 4 cách điểm gốc 0: 4 đơn vị.
b) Điểm biểu diễn số - 4 cách điểm gốc 0: 4 đơn vị
c) Khoảng cách từ điểm biểu diễn số 4 và - 4 đến điểm gốc 0 bằng nhau.
Kết luận:
Trên trục số, hai số nguyên (phân biệt) có điểm biểu diễn nằm về hai phía của gốc 0 và cách đều gốc 0 được gọi là hai số đối nhau.
- Số đối của 0 là 0.
Nhận xét:
-4 và 4 là hai số đối nhau.
-4 là số đối của 4 và 4 là số đối của -4.
Luyện tập 3:
- Ví dụ hai số nguyên đối nhau: 15 và -15; 6 vầ -6…
- Ví dụ về hai số nguyên không đối nhau: -3 và 5; 9 và -10.
4. SO SÁNH HAI SỐ NGUYÊN
Hoạt động 4:
a) Điểm - 3 nằm bên trái điểm 2.
b) Điểm - 2 nằm phía dưới điểm 1.
Kết luận:
- Trên trục số nằm ngang, nếu điểm a nằm bên trái diểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.
- Trên trục số thẳng đứng, nếu điểm a nằm phía dưới điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.
- Nếu a nhỏ hơn b thì ta viết a < b hoặc b > a.
* Lưu ý:
- Số nguyên dương luôn lớn hơn 0.Số nguyên âm luôn nhỏ hơn 0.
- Nếu a < b và b < c thì a < c.
Luyện tập 4:
Thứ tự tăng dần của các số là: - 18 < - 12 < - 6 < 0 < 40.
2. Cách so sánh hai số nguyên
a) So sánh hai số nguyên khác dấu:
Hoạt động 5:
- Có -6 < 0 < 4
=> -6 < 4.
Kết luận:
Số nguyên âm luôn nhỏ hơn số nguyên dương.
b) So sánh hai số nguyên cùng dấu
Hoạt động 6:
Có: 244 > 25
=> -244 < -25
Kết luận:
Để so sánh hai số nguyên âm, ta làm như sau:
Bước 1: Bỏ dấu “-” trước hai số âm.
Bước 2: Trong hai số nguyên dương nhận được, số nào nhỏ hơn thì số nguyên âm ban đầu (tương ứng) sẽ lớn hơn.
Luyện tập 5:
Thứ tự giảm dần của các số là: 58 > -154 > -219 > -618.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận