Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 6: Hoàng tử học nghề
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 6: Hoàng tử học nghề. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 6. NGHỀ NÀO CŨNG QUÝ
BÀI ĐỌC 3: HOÀNG TỬ HỌC NGHỀ
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc trầm ấm, thể hiện sự suy tư, nhấn giọng phù hợp với lời kể chuyện. Tốc độ đọc khoảng 85 – 90 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của văn bản: Câu chuyện kể về một chàng hoàng tử muốn lấy một cô gái chăn cừu nhưng cô đề nghị chàng phải làm một nghề nào đó thì cô mới lấy chàng. Chàng hoàng tử quyết tâm học nghề dệt thảm rơm trở nên thành thạo và cưới được cô gái chăn cừu. Khi bị cướp bắt và nhốt, hoàng tử đã sử dụng trí thông minh và kỹ năng dệt thảm rơm của mình để gửi tín hiệu cầu cứu tới vợ và cha. Cuối cùng nhờ vợ nhận ra bức thư dệt trong tấm thảm nên hoàng tử đã được giải cứu kịp thời. Bài đọc đề cao giá trị của lao động, của nghề nghiệp; ca ngợi tình yêu lao động, trí thông minh của con gái người chăn cừu và chàng hoàng tử.
- Dựa vào dàn ý, các ý đã tìm và sắp xếp được ở tiết trước HS có thể viết được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc. Bài viết mắc ít lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.
- Trình bày được một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) đã đọc phù hợp với chủ điểm nghề nghiệp.
- Biết lắng nghe, ghi chép thắc mắc và nhận xét về lời giới thiệu và ý kiến trao đổi của bạn.
- Biết trao đổi cùng các bạn về tác phẩm được giới thiệu.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
BÀI ĐỌC
“Hoàng tử học nghề” là câu chuyện kể về một vị Hoàng tử. Để có thể cưới được người mình yêu, hoàng tử đã quyết tâm học nghề dệt thảm rơm dù cho thân phận không yêu cầu. Và cũng nhờ đó mà vị Hoàng tử được cứu sống trong một lần không may mắn bị bắt cóc.
BÀI VIẾT 3: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC (THỰC HÀNH VIẾT)
Lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc (hoặc một câu chuyện, bài thơ).
- Dựa vào các ý đã nêu ở tiết học trước để viết nhưng có thể bổ sung một số ý hoặc thay đổi cách sắp xếp ý cho phù hợp hơn.
- Câu mở đoạn cần nêu được ý khái quát, các câu tiếp theo phát triển ý của câu mở đoạn. Chú ý sắp xếp các câu theo trình tự hợp lí.
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc, ấn tượng sâu sắc của em về sự việc (hoặc câu chuyện, bài thơ).
- Viết xong, đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...
TRAO ĐỔI: EM ĐỌC SÁCH BÁO
1. Nội dung trao đổi về một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) về nghề nghiệp mà em đã đọc.
- Lớn lên em làm gì? (Giơ-gin-na Xi-ga-ra, Bo-na-đét Kiu-xôt)
- Em muốn trở thành bác sĩ (Pe-go-sớt)
- Bạn hợp với nghề gì nhỉ? (Oang Xi-ao-xi-ao)
2. Nội dung trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu.
a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong tác phẩm đó? Vì sao?
b) Nêu cảm nghĩ của em về tác phẩm đó.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CD bài 6: Hoàng tử học nghề, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 6: Hoàng tử học nghề, Ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều bài 6: Hoàng tử học nghề
Bình luận