Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Kết nối bài 9: Văn hóa hoa – cây cảnh (Trần Quốc Vượng)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 9: Văn hóa hoa – cây cảnh (Trần Quốc Vượng). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: VĂN HÓA HOA, CÂY CẢNH

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được đề tài, thông điệp của văn bản và ý nghĩa của việc chọn văn bản này để đưa vào chủ đề “Đi và suy ngẫm”.

- Phân tích tích được các thông tin cơ bản của văn bản cũng như cách tiếp cận vấn đề độc đáo, giàu tính phát hiện của tác giả.

- Biết đặt câu hỏi về những biểu hiện đa dạng của văn hóa truyền thống trong cuộc sống, từ đó biết giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp mà tiền nhân đã tạo nên.

PHẦN I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả Trần Quốc Vượng

Trần Quốc Vượng (1934 - 2005) quê ở Hà Nam, là học giả có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển một số ngành nghiên cứu về lịch sử, khảo cổ, văn hóa ở Việt Nam, đi đầu trong việc thực hiện lối tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu khoa học.

PHẦN II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 

1. Đọc và tìm hiểu văn bản

a. Đề tài: văn hoá.

b. Chủ đề: văn hoá hoa và cây cảnh trong đời sống và văn hoá của người Việt Nam.

c. Bố cục: văn bản có thể chia thành 4 phần như sau:

- Phần 1 (từ đầu đến tuy gần mà xa... ): thiên nhiên như một đối tượng phong phú, kì bí, luôn thách thức mọi nỗ lực tìm hiểu, khám phá của con người.

+ Phần 2 (từ Thiên nhiên Đông Nam Á đến tục thờ cây cối... ): đặc điểm của thiên nhiên Đông Nam Á và truyền thống sống hài hoà với tự nhiên của người phương Đông (trong đó có Việt Nam).

+ Phần 3 (từ Văn minh lớn Trung Hoa đến cơ chế thị trường... ): những biểu hiện của cách “tạo dựng một thiên nhiên thứ hai hài hoà với thiên nhiên thứ nhất" trong các nền văn hoa Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam (qua những chứng tích cụ thể).

+ Phần 4 (còn lại): thú chơi hoa - cây cảnh trong nền văn hoá Việt Nam.

2. Hệ thống thông tin trong văn bản

2.1. Các thông tin và vai trò của thông tin trong văn bản

- Thông tin về quan niệm sống hài hoà với thiên nhiên được thể hiện qua ngôn ngữ (văn, thơ, cách đặt địa danh,... ):

+ Người Việt có truyền thống sống hài hoà với tự nhiên, điều này được thể hiện qua các câu ca dao và thơ, như “Trông trời, trông đất, trông mây/ Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm ... cũng như quan niệm theo thuyết tính linh, vạn vật đều có linh hồn, ...

+ Cách đặt địa danh: Các địa danh phản ánh mối liên hệ và sự tôn trọng sâu sắc đối với thiên nhiên, ví dụ như các tên gọi của hồ, núi, sông có liên quan đến những câu chuyện lịch sử hoặc huyền thoại địa phương.

- Thông tin về các công trình nhân tạo được bố trí hài hoà với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp: người Việt sử dụng thiên nhiên làm bối cảnh để xây dựng các đền, chùa, tháp, miếu tại các địa điểm thiên nhiên đẹp như Dục Thuý Sơn, Ngũ Hành Sơn, …

- Thông tin về sự tồn tại trải đều trên nhiều vùng đất của các làng, trại, chợ hoa cây cảnh: Văn hoá hoa và cây cảnh không chỉ gói gọn trong một khu vực mà phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, từ các làng hoa tại Hà Nội như làng đào Nhật Tân đến làng hoa Đà Lạt tại Lâm Đồng, ...

- Thông tin về cách người Việt đưa thiên nhiên vào mỗi ngôi nhà, vào từng không gian cư trú riêng tư: Người Việt tích cực đưa thiên nhiên vào không gian sống, từ việc trồng cây cảnh, bài trí non bộ trong nhà ở khu vực thị thành cho đến việc tạo dựng những khu vườn nhỏ trước nhà.

=> Vai trò của các thông tin trong văn bản: Làm rõ văn hoá và tinh thần yêu thiên nhiên của người Việt, thể hiện qua cách họ tương tác và hoà nhập với tự nhiên trong đời sống hằng ngày. Điều nay không chỉ thể hiện qua các công trình kiến trúc mà còn qua lối sống, ngôn ngữ, và nghệ thuật.

Sự hài hoà này phản ánh quan điểm coi trọng và bảo vệ tự nhiên, đồng thời nó cũng làm phong phú thêm di sản văn hoá của Việt Nam.

2.2. Trật tự trình bày thông tin trong văn bản

Theo trình tự tầm quan trọng của thông tin: văn bản bắt đầu bằng việc nhấn mạnh sự phong phú và đa dạng của thiên nhiên, sau đó nhấn mạnh sự phụ thuộc và tương tác giữa con người và thiên nhiên; tiếp theo, văn bản khám phá sự giao thoa văn hoá giữa Việt Nam với Trung Hoa và Nhật Bản; cuối cùng, tác giả miêu tả sự phổ biến của các làng hoa và trại cây cảnh cũng như việc đưa thiên nhiên vào đời sống hằng ngày qua các không gian sống.

3. Thái độ và quan điểm của người viết đối với thông tin được trình bày trong văn bản 

- Tác giả Trần Quốc Vượng thể hiện thái độ trân trọng đối với văn hoá và truyền thống trồng hoa, cây cảnh ở Việt Nam cũng như sự tôn trọng đối với thiên nhiên.

- Biểu hiện cụ thể:

+ Tác giả miêu tả thiên nhiên bằng những từ ngữ sinh động, cụ thể, coi nó như một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá và tinh thần của con người.

+ Thông qua việc đề cập vai trò của hoa và cây cảnh trong các nghi lễ và đời sống thường nhật, tác giả khẳng định tầm quan trọng của chúng trong việc duy trì và phát triển bản sắc văn hoá.

+ Tác giả cũng thể hiện sự ủng hộ đối với việc phát triển bền vững, thông qua việc đưa thiên nhiên vào cuộc sống hằng ngày.

PHẦN III. TỔNG KẾT

- Nội dung thông tin: thông tin về quan niệm sống hài hoà với thiên nhiên được thể hiện qua ngôn ngữ; thông tin về các công trình nhân tạo được bố trí hài hoà với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp; thông tin về sự tồn tại trải đều trên nhiều vùng đất của các làng, trại, chợ hoa cây cảnh; thông tin về cách người Việt đưa thiên nhiên vào mỗi ngôi nhà, vào từng không gian cư trú riêng tư.

- Cách trình bày thông tin: theo trình tự tầm quan trọng của thông tin.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 KNTT bài 9: Văn hóa hoa – cây cảnh, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 9: Văn hóa hoa – cây cảnh, Ôn tập Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 9: Văn hóa hoa – cây cảnh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác