Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Mưa xuân (Nguyễn Bính)
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 7: Mưa xuân (Nguyễn Bính). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN: MƯA XUÂN
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thưc của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
PHẦN I: TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Thể loại của bài thơ
- Số tiếng trong mỗi dòng thơ là 7.
- Bài thơ gieo vần chân, vần hỗn hợp (có vần cách: già - xa, đầy - nay,...; có vần liền: bay - đầy, tình - xinh,... ). So sánh với bài Tiếng Việt: bài Tiếng Việt dùng chủ yếu vần chân gián cách.
- Cách ngắt nhịp (2/2/3; 2/5; 2/2/3; 4/3):
Anh ạ!/ mùa xuân/ đã cạn ngày
Bao giờ/ em mới gặp anh đây?
Bao giờ/ hội Đặng/ đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng/ hát tối nay?
- So sánh số tiếng ở mỗi dòng thơ, cách gieo vần, số câu thơ trong một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường với bài thơ thơ bảy chữ hiện đại Mưa xuân:
+ Giống nhau: mỗi dòng có 7 tiếng, cách gieo
vần chân.
+ Khác nhau: thơ thất ngôn bát cú có 8 dòng thơ; thơ hiện đại không giới hạn số dòng thơ, có thể có nhiều khổ thơ.
> Thơ bảy chữ hiện đại có dấu vết của thơ thất ngôn Đường luật nhưng cách gieo vần, ngắt nhịp và số dòng thơ tương đối tự do, linh hoạt.
2 .Tác giả và chủ thể lời thơ
2.1.Tìm hiểu tác giả
- Nguyễn Bính là nhà thơ nổi tiếng từ phong trào Thơ mới (xuất hiện ở Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945).
- Thơ Nguyễn Bính đằm thắm, thiết tha, gần gũi với ca dao, thể hiện tình yêu đối với làng quê và văn hoá truyền thống của dân tộc. Nguyễn Bính có một hồn thơ “quê mùa" (Hoài Thanh, Hoài Chân) có lẽ vì qua thơ ông, người ta thấy được tính tình thuần hậu của con người và không khí đặc trưng của làng quê Việt Nam.
2.2 Chủ thể lời thơ
- Bài thơ là dòng cảm xúc của một cô gái xưng "em". Chủ thể lời thơ là cô gái, nhưng được thể hiện qua sự cảm nhận của nhà thơ. Như vậy, nhà thơ Nguyễn Bính đã nhập vai "em" - cô gái, để bộc lộ nỗi niềm của nhân vật. Nguyễn Bính có một số bài thơ nhập vai như: Giọt nến hồng, Người mẹ, Giấc mơ anh lái đò,…
3. Tác phẩm “Mưa xuân”
- Bài thơ được in trong tập “Lỡ bước sang ngang”
PHẦN II: TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Bố cục văn bản
1.1. Khổ thơ 1: Tự bạch
Khổ thơ đầu tương tự màn xưng danh báo tính trong chèo (nhân vật tự giới thiệu về mình, tự đánh giá về mình). Nhân vật tự xác định "Em là .....
1.2. Khổ thơ 2 - 8: Mùa xuân và câu chuyện hẹn hò
- Bài thơ có dáng dấp một câu chuyện (yếu tố tự sự), kể tình huống cô gái xin mẹ đi xem gánh hát chèo làng Đặng hát ở bên thôn Đoài mà thực chất là tìm kiếm bóng hình một chàng trai sau lời hẹn từ đám hát trước nhưng không thành.
- Lời thơ vừa là lời kể (bữa ấy, kể những lời mẹ nói, kể các hành động của nhân vật), vừa là lời tâm sự, bộc bạch những nỗi niềm của cô gái trẻ. Chuyện xảy ra trong không gian mùa xuân, có mưa bay, hoa xoan, có các nét phong tục đẹp (hát chèo), có bờ đê, ngõ nhỏ, ... Cảm xúc của nhân vật mở ra theo thời gian: lúc gánh hát chèo đến hát tối nay, chập tối, đi xem hát, đêm hát ở thôn Đoài, trở về, gánh hát chèo ra về. Không có khoảng thời gian chính xác, chỉ có các dấu hiệu chỉ thời gian, gợi cho người đọc hình dung về một dịp nào đó trong mùa xuân, làng có gánh hát chèo đến hát (thường là vào những ngày hội làng, các làng thay nhau tổ chức các đám hát). Thời gian ngắn ngủi, vừa đủ để khơi lên những cung bậc cảm xúc ở một cô gái chớm chạm vào những thổn thức yêu đương.
1.3.Khổ thơ 9 - 10: Xuân vãn và niềm hi vọng
Thời gian trôi đi, đã hết những ngày hội hè, cô gái lại ngóng chờ và hi vọng ngày đám sang năm gặp được chàng trai. Như vậy, qua không gian, thời gian và sự xuất hiện của nhân vật "em", nhà thơ đã mượn một câu chuyện tình để thổi hồn vào không khí, cảnh sắc làng quê Việt Nam cổ truyền hoặc ngược lại, mượn mưa xuân và khung cảnh mùa xuân để kể một câu chuyện tình.
2. Mạch cảm xúc
- Bài thơ bộc lộ nhiều trạng thái cảm xúc của nhân vật xoay quanh tình huống một cuộc “hò hẹn". Cô gái trong sáng, ngây thơ trót tin vào lời hẹn vu vơ (Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn) để rồi can đảm vượt đường xa đi xem hát một mình, chỉ mong được chạm mặt “anh" - người hò hẹn.
- Nhen nhóm tưởng tượng về một mối tình (Lòng thấy giăng tơ một mối tình biểu thị một cách tinh tế những cảm giác ban đầu về tình yêu, đẹp đẽ mà cũng mong manh, dễ tan biến) > thẹn thùng, xấu hổ (hai má em bừng đỏ: cảm giác thường thấy ở những cô gái mới lớn khi chạm đến chuyện yêu đương) > băn khoăn, mơ mộng, ước đoán (ngửa bàn tay hứng mưa, đoán Thế nào anh ấy chả sang xem).
- Cô gái xin đi xem hát nhưng “mải tìm anh chả thiết xem" > thất vọng (Chờ mãi anh sang anh chẳng sang) > hờn trách (Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn/ Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng).
- Buồn tủi, hơi bẽ bàng (lầm lụi trên đường về, lạnh lùng thêm tủi với canh khuya). Sau một thời gian, dường như nỗi buồn qua đi, cô lại bắt đầu hi vọng (Bao giờ em mới gặp anh đây).
3. Kết cấu lặp lại (song hành)
- Các dòng thơ cặp đôi:
+ Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay/ Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay > chuyển đổi thời gian từ chính xuân đến những ngày cuối xuân, cũng là sự chuyển đổi cảm xúc từ háo hức, hân hoan sang thất vọng, ngần ngại.
+ Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy/ Hoa xoan đã nát dưới chân giày > chuyển đổi trạng thái cảnh vật, không gian từ đẹp (đầy hoa xoan) sang trạng thái những bông hoa đã bị giẫm nát, cũng là sự chuyển đổi từ tâm trạng yêu đời đến sự bẽ bàng, thất vọng.
+ Mưa bụi nên em không ướt áo/ Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt > lúc đi đầy háo hức nên không quản trời mưa, đi nhanh, lúc về lầm lụi, chậm chạp, tủi hờn, lòng trĩu nặng; trời dường như muốn trêu người (áo mỏng >< mưa nặng hạt).
+ Thôn Đoài cách có một thôi đê/ Có ngắn gì đâu một dải đê > lúc đi khấp khởi, háo hức, không thấy đường xa, lúc về trong thất vọng, thấy con đường dài dằng dặc.
+ Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ/ Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ > giới hạn thời gian câu chuyện.
+ Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay"/ Mẹ bảo: "Mùa xuân đã cạn ngày" > đánh dấu các mốc thời gian. Sự lặp lại đối xứng (hoặc sự tương phản) hình ảnh, sự lặp lại cấu trúc câu thơ đã tạo ra những đăng đối bất ngờ, thú vị cho bài thơ, cho thấy những biến đổi tinh tế trong tâm hồn nhân vật (cuộc đi xem hát trở thành một cuộc phiêu lưu trong cảm giác tình yêu của cô gái mới lớn).
4. Ngôn ngữ thơ
4.1. Giàu sức gợi
- Các từ, cụm từ: hình như, có lẽ, thế nào ... chả, chắc hẳn, bao giờ ... gặp anh đây ...
- Cảm xúc gợi ra qua cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể: dừng thoi lại (mơ tưởng, lơ đãng), hai má bừng đỏ (xấu hổ, thẹn thùng, rạo rực), ngửa bàn tay trước mái hiên (trôi theo dòng mơ tưởng, đoán định) ...
4.2. Giàu hình ảnh và mang hàm nghĩa
- Hình ảnh khung cửi, lụa trắng vừa gợi hoàn cảnh sống (nơi thôn dã) của cô gái vừa gợi hình ảnh cô gái trẻ, còn non nớt, vẫn sống trong khuôn phép gia đình, trong trắng, thơ dại, chưa va chạm nhiều với cuộc sống.
- Hình ảnh mưa xuân: vừa diễn tả không gian đặc trưng của mùa xuân Bắc Bộ vừa có ý nghĩa diễn tả mùa xuân của cuộc đời (tuổi trẻ). Mưa xuân gọi chồi non lộc biếc, tuổi xuân bừng lên những cảm xúc mới mẻ.
4.3. Giàu nhạc tính
Cách ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt, lời trữ tình xen lời kể, giọng điệu thay đổi theo tâm trạng, khi thì háo hức, khi thì hờn dỗi, khi lại đầy hi vọng.
PHẦN III: TỔNG KẾT
Mưa xuân là khúc hát về mùa xuân của đất trời và mùa xuân của đời người, về sự mong manh, trong trẻo, bồng bột, ngây thơ, về sức sống, niềm tin và khát vọng tình yêu của con người.
Lồng vào không gian mùa xuân một câu chuyện hẹn hò không thành, giãi bày những rung động đầu đời về một mối cảm tình mới nhen, nhà thơ đã gieo vào tâm hồn người đọc một cảm xúc mùa xuân rất riêng, một điệu chân quê giữa nhiều tiếng thơ mới mẻ của phong trào Thơ mới đầu thế kỉ XX.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 KNTT bài 7: Mưa xuân (Nguyễn Bính), kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 7: Mưa xuân (Nguyễn Bính), Ôn tập Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 7: Mưa xuân (Nguyễn Bính)
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận