Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 12 Chân trời bài 4: Con gà thờ (Ngô Tất Tố)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 4: Con gà thờ (Ngô Tất Tố). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: CON GÀ THỜ

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Con gà thờ. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm phóng sự.

- Phê phán những hủ tục lạc hậu ở các vùng quê cũ.

B - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. TÌM HIỂU CHUNG

a. Tác giả

- Tên: Ngô Tất Tố (1894 – 1954).

- Quê quán: xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.

- Ông là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu dịch giả có nhiều đóng góp quan trọng. 

b. Tác phẩm chính

- Ông nổi tiếng với các tiểu thuyết bao gồm có: Tắt đèn, Lều chõng và phóng sự Việc làng.

2. Phóng sự “Con gà thờ”

- Thể loại: Phóng sự

- Xuất xứ: Trích từ phóng sự Việc làng.

- Việc làng gồm có mười sáu thiên, ghi chép những tập tục của làng quê miền Bắc thời kì trước Cách mạng tháng Tám.

- Con gà thờ nằm ở thiên thứ mười, viết về tục “lên lão” trước kia ở miền quê.

II. Khám phá văn bản

1. Tìm hiểu tính phi hư cấu, thủ pháp nghệ thuật, sự kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ và đánh giá của người viết trong phóng sự.

- Ngôi kể: VB được kể ở ngôi thứ nhất bởi nhân vật “tôi”.

- Điểm nhìn: Các tình tiết, sự kiện đều từ điểm nhìn gần gũi của nhân vật “tôi”. Trong mối quan hệ giữa “tôi” là người ở trọ và “ông chủ trọ”, “tôi” thấy “ông chủ trọ” đang là một người ung dung, sung sướng, chỉ vì nuôi hai con gà thờ mà trở nên rất vất vả. Bên cạnh điểm nhìn từ bên ngoài nhừ vậy, còn là điểm nhìn từ bên trong, xuyên qua nội tâm, tâm trạng nhân vật. Ông chủ trọ lo lắng, sợ hãi khi gà bị ốm: nhẹ lòng, mãn nguyện khi công việc nuôi đôi gà thờ hoàn tất: “Đời tôi như thế là mãn nguyện”.

=> Tác dụng của ngôi kể và điểm nhìn từ người kể chuyện: “Tôi” trong vai người kể chuyện đã đem lại cho tác phẩm một góc nhìn của người chứng kiến, giúp cho sự trình bày, đánh giá con người, đời sống trong tác phẩm vừa đáng tin cậy, vừa phong phú, đa chiều.

2. Tìm hiểu mục đích viết, thái độ, tình cảm của người viết và nhan đề văn bản

a. Chủ đề, thông điệp, tư tưởng cảm hứng chủ đạo của văn bản.

- Chủ đề: Hủ tục lễ thần khi người đàn ông dạt tuổi “lên lão” ở làng quê Việt Nam trước kia.

- Thông điệp: Không nên mê tín dị đoan để những hủ tục làm ảnh hưởng đến đời sống, tình cảm của con người.

- Tư tưởng: Phê phán hủ tục thờ cúng, tin vào quỷ thần khiến con người mê muội. Cần có quan niệm đúng đắn đối với tín ngưỡng thờ cúng, phân biệt rạch ròi giữa hủ tục và mĩ tục.

  • Cảm hứng chủ đạo: Châm biếm việc nuôi gà thờ của ông chủ nhà trọ làng V.Đ.

b. Sự phù hợp giữa tư tưởng với chủ đề, thông điệp cảm hứng chủ đạo của VB.

Từ chủ đề về hủ tục lễ thần ở làng quê, tác giả tập trung miêu tả ông chủ nhà trọ làng V.Đ đã công phu nuôi con gà thờ ròng rã hai năm. Ông không chỉ vất vả đi rất xa để mua gà giống, xây dựng chuồng trại, chăm sóc tận tình, bài bản…mà còn vô cùng lo lắng, sợ hãi khi chẳng may gà bị ốm. Trớ trêu là, gà ốm chẳng qua vì chăm sóc kĩ lưỡng, nhồi nhét cho ăn quá mức. Lúc này sinh mệnh của gà cao hơn sinh mệnh của người.  Ông dọa “tống cổ” vợ con ra khỏi nhà nếu chẳng may gà có mệnh hệ gì. Ông không quan tâm, đoái hoài đến người mẹ già cũng đang đau ốm. Ông bắt vợ con gọi gà là “người” không được gọi là “gà”, gà bị bệnh là do “vợ con ông không thành kính”.

Chỉ vì nuôi hai con gà thờ mà cuộc sống, suy nghĩ, tình cảm của ông chủ nhà trọ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Tinh thần phê phán, thông điệp của văn bản trở nên sáng tỏ. Các tình tiết được cấu trúc trong thể đối lập, tăng kịch tính và độ hài hước; trước khi nuôi gà sung sướng, thảnh thơi – sau khi nuôi gà vất vả, căng thẳng, cao trào được đẩy lên ở sự kiện gà ốm – mẹ ốm…. Đặc điểm của phóng sự là ghi chép, trần thuật khách quan nhưng nhờ cách tổ chức sự kiện như vậy đã làm nổi cảm hứng châm biếm nhẹ nhàng mà sâu sắc.

c. Nghệ thuật viết phóng sự của tác giả

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất tăng tính xác thực cho các sự việc, hiện tượng trong văn bản: “tôi” như một nhân chứng sống, trực tiếp quan sát, theo dõi diễn biến sự kiện cũng như thấu hiểu tâm trạng của các nhân vật khác. 

- VB có sự đan xen giữa trần thuật và miêu tả, giúp người đọc tiếp nhận thông điệp văn bản thấm thía hơn, thông qua sự việc được kể, tả không phải bằng lời giáo huấn khô khan hay nhận định lộ liễu.

 - Các sự kiện, chi tiết trong văn bản được sắp xếp theo mạch tuyến tính. Sự việc diễn ra trước nói trước, sự việc diễn ra sau nói sau.

- Cách tạo tình huống/ sự kiện kịch tính: Đôi gà bị thương thực; tạo điểm nhấn vào những cái lạ trong mạch tự sự, chọn mua gà, hãm gà, vỗ béo gà, chằng gà, luộc gà…. Trần thuật tạo sự song chiếu tương phản giữa gà ốm và mẹ ốm… nhưng thủ pháp miêu tả, trần thuật như vậy tăng tính hấp dẫn cho VB, chủ đề được thể hiện một cách độc đáo.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Phê phán những hủ tục phong kiến, lạc hậu, cổ hủ của con người tại các làng quê trong xã hội cũ thông qua việc chăm gà ròng rã suốt 2 năm của ông chủ nhà trọ làng V.Đ.

2. Nghệ thuật

+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất cùng điểm nhìn trần thuật đặc sắc.

+ Xây dựng tình huống, sự kiện kịch tính. Thông qua đó khiến cho VB trở nên độc đáo và hấp dẫn.

+ Sử dụng đan xen giữa trần thuật và miêu tả để việc tiếp nhận thông điệp trở nên sinh động. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12 CTST bài 4: Con gà thờ (Ngô Tất Tố), kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 4: Con gà thờ (Ngô Tất Tố), Ôn tập Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 4: Con gà thờ (Ngô Tất Tố)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác