Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 12 Chân trời bài 3: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/ kí hoặc kịch

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 3: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/ kí hoặc kịch. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3.6. VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM TRUYỆN/ KÍ HOẶC KỊCH

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- HS nhận biết được yêu cầu của kiểu bài viết bài nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch.

- HS thực hành viết bài nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch.

B - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. TRI THỨC VỀ KIỂU BÀI

*Kiểu bài:

Bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ những điểm tương đồng/khác biệt về đặc điểm/giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch đó.

*Yêu cầu đối với kiểu bài:

+ Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm theo yêu cầu của đề bài.

+ Kết hợp so sánh với nhận xét, đánh giá về giá trị của hai tác phẩm; phân tích sự tương đồng/khác biệt giữa hai tác phẩm (như hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nghệ thuật của tác giả hay trường phái, thời đại mà tác giả đại diện…).

+ Sử dụng lí lẽ bằng chứng thuyết phục.

+ Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

*Bố cục

  • Bố cục bài viết gồm có 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch và nêu nội dung, vấn đề cần so sánh, đánh giá.

+ Thân bài: Phân tích, so sánh hai tác phẩm để làm rõ điểm tương đồng, khác biệt về đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch. Có thể lần lượt chỉ ra những điểm tương đồng/ khác biệt về nội dung/hình thức hoặc điểm tương đồng/khác biệt trên từng khía cạnh của nội dung, vấn đề.

+ Kết bài: Khẳng định lại đặc điểm thể loại của tác phẩm, những giá trị chung và nét độc đáo ở mỗi tác phẩm nêu cảm nghĩ về phong cách sáng tác của mỗi tác giả.

II. PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU THAM KHẢO

- Đó có thể là:

+ Nhan đề: Những điểm tương đồng và khác biệt.

+ Mở bài: Sự tương đồng và khác biệt trong lối viết giữa hai tác giả.

+ Kết bài: Hai tác phẩm cũng cho thấy… dù….

- Các tiêu chí đưa ra để so sánh hai tác phẩm bao gồm có:

+ thể loại

+ đề tài

+ cách quan sát miêu tả đối tượng

+ cách huy động kiến thức đời sống

+ sử dụng ngôn từ

+ cái “tôi” trữ tình

- Khi đưa ra luận điểm, người viết luôn đưa kèm lí lẽ và bằng chứng trong VB.

Ví dụ: Khi nhận xét về sự khác biệt trong việc quan sát, miêu tả dòng sông:

+ Nguyễn Tuân chú ý đến vẻ đẹp tự nhiên, hùng vĩ của sông Đà: “hung bạo”, cuộc sống kịch tính.

+ Hoàng Phủ Ngọc Tường quan sát vẻ đẹp văn hóa giàu màu sắc trữ tình: “thiên tính nữ”, man dại của cô gái Di-gan.

- Làm rõ những điểm tương đồng khác biệt giữa hai tác phẩm bằng một mẫu câu so sánh: “nếu…thì…”; “tác phẩm A đã cho thấy… còn tác phẩm B…”, “trong khi tác phẩm A…thì tác phẩm B…”

+ Có thái độ khách quan, tránh lối diễn đạt cảm tính, chủ quan trong so sánh, đánh giá.

- Lưu ý:

+ Sự tương đồng trong cách lựa chọn thể loại, đề tài…

+ Tuy nhiên, hai thiên tùy bút mang hai phong cách khác nhau.

+ Nét khác biệt trong cách quan sát, miêu tả.

+ Nét riêng trong cách huy động kiến thức đời sống và sử dụng ngôn từ.

III. QUY TRÌNH VIẾT BÀI

Quy trình viết bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm được thực hiện như sau:

Quy trình viết

Thao tác cần làm

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài, mục đích, đối tượng người đọc….

 

Thu thập tu liệu

……….

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý:

…………

 

Lập dàn ý

………….

Bước 3: Viết bài 

…………

………….

 

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Đọc lại bài viết và chỉnh sửa

………..

 

Rút kinh nghiệm

………..

  • Lưu ý trong từng bước thực hiện viết bài

*Bước 1:  Chuẩn bị viết

+ Đọc kĩ hướng dẫn để chọn 2 tác phẩm thơ cần so sánh, đánh giá. Có thể chọn 2 tác phẩm có cùng phong cách cổ điển hoặc phong cách lãng mạn của hai tác giả để so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng trên các phương diện đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật, hoặc hai bài thơ khác nhau về phong cách sáng tác của hai tác giả để so sánh điểm tương đồng/khác biệt giữa chúng trên các phương diện đặc điểm/giá trị nội dung và nghệ thuật.

+ Trả lời các gợi ý trong SGK để định hướng giao tiếp cho bài viết.

+ Thu thập tư liệu liên quan đến hai tác phẩm từ các nguồn đa dạng và uy tín.

*Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

- Trả lời các câu hỏi:

+ Việc so sánh khi thực hiện bài viết nhằm mục đích gì?

+ Giữa hai tác phẩm có những điểm tương đồng và khác biệt đáng lưu ý nào về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật? Sự tương đồng/khác biệt đó là do đâu và ý nghĩa như thế nào?

*Bước 3: Viết bài

- Đọc kĩ hướng dẫn viết trong SGK để bài viết đáp ứng yêu cầu kiểu bài.

- Lưu ý:

+ Làm rõ những điểm tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm bằng cách dùng một số mẫu câu so sánh: “nếu…thì…”; “tác phẩm A đã cho thấy… còn tác phẩm B…”, “trong khi tác phẩm A…thì tác phẩm B…”

+ Có thái độ khách quan, tránh lối diễn đạt cảm tính, chủ quan trong so sánh, đánh giá.

*Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12 CTST bài 3: Viết bài văn nghị luận so, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 3: Viết bài văn nghị luận so, Ôn tập Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 3: Viết bài văn nghị luận so

Bình luận

Giải bài tập những môn khác