Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1.2. VĂN BẢN  MUỐI CỦA RỪNG

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Muối của rừng. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một truyện có yếu tố kì ảo.

- Chung sống hài hòa với tự nhiên và bảo vệ môi trường sống xung quanh mình.

B - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Nguyễn Huy Thiệp: (1950 – 2021)

- Quê quán: Quê gốc ở Thanh Trì, Hà Nội nhưng sinh ra tại Thái Nguyên.

- Ông được đánh giá là nhà văn có đóng góp lớn trong việc đổi mới nội dung và hình thức nghệ thuật của văn xuôi Việt Nam.

b. Sự nghiệp văn chương

- Tính đến hiện tại ông để lại cho văn học Việt Nam hơn 50 truyện ngắn, 10 kịch bản, 4 tiểu thuyết cùng nhiều tác phẩm phê bình văn học.

- Những tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm có: Tướng về hưu, Chảy đi sông ơi. Không có vua, Con gái thủy thần…

2. Văn bản “Muối của rừng”

2.1. Đoạn trích Muối của rừng

+ Muối của rừng trích từ tập Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn học, Hà Nội.

+ Thời điểm sáng tác Muối của rừng là vào năm 1986 khi mà mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên cần được nhìn nhận lại.

  1. Bố cục

- Có thể chia thành 6 phần như sau:

+ Phần 1: Từ đầu cho đến “nặng nề”: Ông Diểu gặp đàn khỉ và bắn trúng con khỉ đực.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “buông mồi”: Ông Diểu chứng kiến khi cái quay lại dìu khỉ đực chạy đi.

+ Phần 3: Tiếp theo cho đến “từng đường nét”: Ông Diểu bị khỉ con cướp súng và chứng kiến những sự lạ.

+ Phần 4: Từ “có tiếng kêu” cho đến “an toàn”: Ông Diểu leo lên mỏm núi và cứu chữa con khỉ đực.

+ Phần 5: “Ông Diểu lần mò” đến “con khỉ đực nằm”: Ông Diểu ôm khỉ đực xuống núi rồi lại phóng sinh cho nó.

+ Phần 6: còn lại: Ông Diểu ra về và gặp hoa tử huyền.

  1. Nhan đề

Nhan đề: Muối của rừng.

+ Nhan đề gợi ra câu chuyện về thiên nhiên cũng giống như Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu), hay Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi)…

+ Nhan đề gợi ra những chuyện lạ vì bình thường ta vẫn nghe muối thì gắn với biển. Trong câu chuyện cũng có những chi tiết vô cùng lạ lùng liên quan đến hành trình trải nghiệm của nhân vật chính – ông Diểu.

+ Nhan đề có sự kết nối chặt chẽ với phần kết của câu chuyện: Ông Diểu phóng sinh cho con khỉ ra về gặp hoa tử huyền – “người ta vẫn gọi loài hoa này là muối của rừng”.

  • Đây được xem là sự lặp lại có chủ đích của tác giả về kết cấu mang tính thông điệp: Con người sẽ được yên bình, ấm no khi biết sống hòa với thiên nhiên.
  1. Tóm tắt

Câu chuyện kể về ông Diểu, sau Tết Nguyên đán đã mang theo khẩu súng của cậu con trai tặng vào rừng săn bắn và hạ gục được con khỉ bố trong một gia đình khỉ có ba thành viên. Khỉ mẹ đã dìu khỉ bố chạy trốn về phía núi khi nó bị thương nặng, còn khỉ con thì xuất hiện túm lấy khủng súng bỏ chạy cùng với bố mẹ và bị rơi xuống cực. Ông Diểu đã quyết định leo lên mỏm đá cao và bắt được khỉ bố bị thương, ông tiến hành băng bó vết thương rồi bố nó xuống chân núi. Nhưng ông không ngờ rằng trong lúc đó con khỉ cái vẫn theo chân ông không rời phút nào. Cảm động trước tình cảm của hai con khỉ vợ và khỉ chồng dành cho nhau ông đã quyết định phóng sinh con khỉ đực. Ông trần truồng trở về và gặp hoa tử huyền, loài hoa hiếm chỉ năm mươi năm mới nở một lần đây chứng tỏ là một điều lành. Và loài hoa này thường được gọi là Muối của rừng.

II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

  1. Ngôi kể và điểm nhìn trong Muối của rừng 
  2. Ngôi kể và điểm nhìn
  • Ngôi kể: Truyện được kể theo ngôi thứ ba.
  • Điểm nhìn: Điểm nhìn có sự dịch chuyển khi thì của ông Diểu (“hành động ấy thật là đê tiện”) khi thì là của con khỉ cái (“Nó sẽ cuồng nhiệt hi sinh bởi lòng cao thượng của nó sẽ được thiên nhiên tính điểm. Ông đã lộ mặt là tên ám sát!”); và khi thì ở điểm nhìn của người kể chuyện (“Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn….)
  • Sự dịch chuyển điểm nhìn khiến vấn đề được sáng tỏ nhiều góc, nhiều chiều, kết hợp thể hiện cái nhìn sắc lạnh về hiện thực, tạo tính đối thoại, thể hiện được sự phồn tạo bí ẩn của đời sống.
  1. Mối quan hệ giữa điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật
  • Có thể thấy điểm nhìn có sự song hành và luân chuyển cho nhau trong suốt đoạn trích. 
  • Vai trò:

+ Giúp cho câu chuyện trở nên khách quan hơn.

+ Đi sâu khai thác thế giới nội tâm cùng suy nghĩ, nhận thức của nhân vật về thế giới tự nhiên từ đó có thể dễ dàng trong việc hiểu và lí giải hành động của nhân vật. Đồng thời nhận ra quá trình thay đổi nhận thức của Ông Diểu về thế giới tự nhi

  1. Phân tích trải nghiệm, tâm trạng và nhận thức của ông Diểu khi đi săn 
  2. Nguyên nhân đi săn 
  • Thời gian: Vào sau tết Nguyên đán 1 tháng, có mưa xuân.
  • Được xem là một trong những thời điểm thích hợp nhất, khi mà muôn loài sinh sôi nảy nở mang đến một không khí căng tràn nhựa sống, thúc giục con người tìm hiểu và khám phá.
  • Song đây cũng là một thời điểm con người cần nhìn thiên nhiên với ánh mắt trìu mến chứ không phải để tàn phá nên chúng.
  • Nguyên nhân đi săn:

+ Do con trai mới gửi từ nước ngoài về biếu bố khẩu súng hai nòng đẹp như mơ.

+ Bên cạnh đó, ông cũng muốn tận hưởng thời tiết và cảnh vật mùa xuân.

+ Đồng thời ông cũng coi nó như một trò giải trí đi khuây khỏa.

  1. Hoạt động đi săn của ông Diểu
  • Chuẩn bị

+ Trang phục đi săn chu đáo, đầy đủ: “nai nịt, mặc quần áo ấm, đội mũ lông và dận đôi giày cao cổ”.

+ Ông còn cẩn thận mang theo cả nắm xôi nếp.

  1. Hành động Ông Diểu quyết định phóng sinh cho con khỉ đực
  • Ông phóng sinh cho con khỉ đực rồi vội vã bỏ đi. 
  • Nguyên nhân:

+ Vì ông cảm thấy tội lỗi đã phá nát gia đình của nhà khỉ, khiến khỉ bố bị thương, khỉ con thì rơi xuống vực. Vì thế khi nhìn thấy một sinh mệnh đang hấp hối, quằn quại trong đau đớn mà lại do ông trực tiếp gây ra thì ông cảm thấy vô cùng hối hận.

+ Nguyên nhân thứ hai đi đến quyết định phóng sinh chú khỉ là vì ông cảm động trước tình cảm của đôi khỉ. Hành động đi theo ông của khỉ cái ban đầu khiến ông cảm thấy bị theo dõi, bị xúc phạm nhưng sau đó mặc cho bị xua đuổi nó vẫn lẽo đẽo theo. Tình đồng loại bền chặt khác xa so với sự giả dối, nhố nhăng mà ông chứng kiến ở con người. 

+ Nguyên nhân thứ ba, xuất phát từ việc chính sự đồng cảm với thiên nhiên. Khi đi ông trang bị rất đầy đủ cẩn thận nhưng khi về ông đã “trần truồng” điều này khiến ông nhận ra một điều rằng “hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thực nặng nề”.

  • Có thể thấy tình thương cũng như sự thức tỉnh trong phương diện góc nhìn ra tự nhiên khiến ông Diểu quyết định phóng sinh con khỉ đực.
  1. Tình thế và diện mạo của ông Diểu ở đầu và cuối truyện
  • Diện mạo cũng như tình thế của ông Diểu đã có sự thay đổi từ đầu cho đến cuối truyện cụ thể:

+ Lúc đầu: Ông Diểu đi săn – trang phục đầy đủ, mang theo súng săn, lương thực với một tinh thần chủ động, tự tin và tâm thế kẻ cả, định kiến => Có thể thấy đây là hình ảnh của một con người cao ngạo làm chủ tự nhiên, khai thác, hủy hoại tự nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.

+ Cuối truyện: Sau khi bắn khỉ đực và cứu chữ rồi phóng sinh nó trải qua nhiều cung bậc cũng như cảm xúc và nhận thức ông Diểu “trần truồng” ra về. Thiên nhiên đã tước đoạt của ông quần áo, thức ăn cũng như vũ khí nhưng lại trả lại cho ông trạng thái tự nhiên hòa hợp với đất trời. => Con người trở về đúng bản ngã của mình nhỏ bé, khiêm nhường trước thiên nhiên.

3. Yếu tố kì ảo trong truyện Muối của rừng

- Những chi tiết kì ảo được liệt kê trong truyện bao gồm có:

+ Sương mù dâng lên cuồn cuộn sau khi khỉ con rơi xuống vực và cất lên những tiếng kêu thảm thiết.

  • Không khí âm u, đầy tử khí như báo hiệu sự thâm u của rừng xanh đã lên tiếng trước tội ác của ông Diểu.

+ “Thoắt nhiên, đất đá từ lưng chừng núi sụt xuống rào rào như có sức mạnh nào đấy đổ đẩy. Đoạn đường mà ông leo lên chỉ có một vết chém phẳng lì” 

  • Thể hiện sự nổi giận của tự nhiên trước hành động của con người. 

+ Hoa tử huyền xuất hiện ở cuối truyện:

  • Loài hoa báo hiệu những sự tốt lành, may mắn, ấm no. Thể hiện niềm tin vào bản chất thuần phác của thiên nhiên và con người.
  • Đồng thời cũng là phần thưởng cho sự lương thiện, thức tỉnh kịp thời của ông với thiên nhiên.

CHỦ ĐỀ: Thể hiện sự hướng thiện, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên.

III. TỔNG KẾT

  1. Nghệ thuật

Cốt truyện xây dựng độc đáo với nhiều cảm xúc, chi tiết vừa thực lại vừa ảo.

+ Lối kể chuyện tuyến tính hấp dẫn.

+ Xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật phức tạp.

+ Hệ thống ngôn ngữ mộc mạc với độc thoại nội tâm sắc sảo.

  1. Nội dung

+ Mang đến cho người đọc một thông điệp vô cùng ý nghĩa về mối quan hệ mật thiết giữa thiên nhiên và con người. Khi nào con người nhận ra được ý nghĩa thực sự của thiên nhiên thì sẽ nhận được món quà quý giá từ thiên nhiên.

+ Đây cũng là kết tinh của sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong mỗi con người.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12 CD bài 1: Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp), kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp), Ôn tập Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác