Lý thuyết trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

  • Nêu được khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Giải thích được hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết đối với mọi quốc gia.
  • Liệt kê được các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Xác định được trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi không chấp hành chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

- Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên cơ sở cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung.

2. Sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế

- Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan với tất cả các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá.

- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mỗi quốc gia mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập của các tầng lớp dân cư.

- Đối với các nước đang phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học – công nghệ, kinh nghiệm quản lí,... cho quá trình phát triển của mình.

3. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế

- Hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện theo nhiều cấp độ khác nhau. Một quốc gia có thể tham gia hợp tác kinh tế song phương với quốc gia khác, tham gia vào các hoạt động kinh tế với nhiều quốc gia ở cấp độ khu vực, hoặc tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới với các tổ chức kinh tế có phạm vi toàn cầu.

- Xét theo mức độ liên kết trong hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia có thể tham gia thoả thuận thương mại ưu đãi, hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung và liên minh kinh tế.

- Hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện thông qua các hình thức đa dạng của các hoạt động kinh tế như thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, các dịch vụ thu ngoại tệ,...


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Kinh tế pháp luật 12 CD bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế, kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế, Ôn tập Kinh tế pháp luật 12 cánh diều bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

Bình luận

Giải bài tập những môn khác