Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối bài 19: Dây hoạt động hóa học

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 19: Dây hoạt động hóa học. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 19. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

- Nêu được dãy hoạt động hóa học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au).

- Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học.

B. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

I. XÂY DỰNG DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC

- Khi quan sát phản ứng của kim loại với các chất khác nhau, có thể sắp xếp các kim loại thành dãy theo thứ tự khả năng phản ứng giảm dần. Dãy được gọi là dãy hoạt động hóa học.

- Dãy hoạt động hoá học được xây dựng từ thực nghiệm: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.

II. Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC

+ Từ trái sang phải, mức độ hoạt động hoá học giảm dần. 

+ Các kim loại hoạt động hoá học mạnh như K, Na, Ca,... tác dụng được với nước ở điều kiện thường, giải phóng khí hydrogen. 

+ Kim loại đứng trước H có thể tác dụng với dung dịch acid, giải phóng khí hydrogen. 

+ Kim loại đứng trước (trừ K, Na, Ca,...) có thể đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 9 KNTT bài 19: Dây hoạt động hóa học, kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 19: Dây hoạt động hóa học, Ôn tập Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 19: Dây hoạt động hóa học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác