Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên
Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU TỰ NHIÊN
- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.
- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm 5 bước:
- Đề xuất vấn đề cùng tìm hiểu
- Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề
- Lập kế hoạch kiểm tra dự án
- Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự án
- Viết báo cáo, thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu
II. MỘT SỐ KĨ NĂNG TIẾN TRÌNH HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
1. Kĩ năng quan sát, phân loại
- Kỹ năng quan sát là kĩ năng sử dụng một hay nhiều giác quan để thu nhận thông tin về các đặc điểm, kích thước, hình dạng, kết cấu, vị trí…của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.
- Kĩ năng phân loại là kĩ năng học sinh biết nhóm các đối tượng, khái niệm hoặc sự kiện thành các danh mục, theo các tính năng hoặc đặc điểm được lựa chọn.
2. Kĩ năng liên kết
Kĩ năng liên kết liên quan đến việc sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.
3. Kĩ năng đo
- Khi thực hiên thí nghiệm, học sinh cần biết chức năng , độ chính xác, giới hạn đo, …của các dụng cụ và thiết bị khác nhau để lựa chọn và sử dụng chúng một cách thích hợp.
- Các bước thực hiện đo:
- Bước 1: Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp
- Bước 2: Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo
- Bước 3: Nhận xét độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo
- Bước 4: Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được
4. Kĩ năng dự báo
- Kĩ năng dự báo là kĩ năng đề xuất điều gì sẽ xảy ra dựa trên các quan sát, kiến thức, sự hiểu biết và suy luận của con người về sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.
- Người ta có thể đưa ra các dự báo định tính và định lượng.
III. SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ ĐO TRONG NỘI DUNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7
1. Cổng quang điện (gọi tắt là cổng quang)
- Cổng quang là thiết bị có vai trò như công tắc điều khiển mở/đóng.
- Cấu tạo:
- D1-Bộ phận phát tia hồng ngoại
- D2-Bộ phận thu tia hồng ngoại
- Dây nối vừa cung cấp điện cho cổng quang, vừa gửi tín hiệu từ cổng quang tới đồng hồ
2. Đồng hồ đo thời gian hiện số
- Đồng hồ đo thời gian hiện số hoạt động như đồng hồ bấm giây nhưng được điều khiển bằng cổng quang.
- Cấu tạo:
(1) THANG ĐO: Có ghi giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của đồng hồ 9,999s - 0,001s và 99,99s - 0,01s
(2) MODE: Chọn chế độ làm việc của đồng hồ
(3) RESET: Cho đồng hồ quay về trạng thái ban đầu
Mặt sau của đồng hồ có các nút:
(4) Công tắc điện
(5) Ba ổ cắm cổng quang A, B, C
(6) Ổ cắm điện
IV. VIẾT BÁO CÁO THỰC HÀNH
1. Viết báo cáo thực thành
2. Viết và trình bày báo cáo, thuyết trình
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận