Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành
Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. DỤNG CỤ ĐO TRONG MÔN KHTN
- Đo chiều dài: thước cuộn, thước kẻ, thước dây
- Đo khối lượng: cân đồng hồ, cân điện tử, cân lò xo, cân y tế.
- Đo thể tích chất lỏng: cốc đong, ống đong, ống pipet…
- Đo thời gian: đồng hồ bấm giấy, đồng hồ treo tường
- Đo nhiệt độ: nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử…
II. CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO THỂ TÍCH
- Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, ống pipet (cốc đong, chai, lo, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích).
- Giới hạn đo (GHĐ) của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
III. TÌM HIỂU CÁCH SỬ DỤNG KÍNH LÚP CẦM TAY
- Cấu tạo:
+ Tay cầm bằng kim loại hoặc nhựa.
+ Một tấm kính trong, hai mặt lồi.
+ Khung kính bằng kim loại hoặc nhựa.
- Cách sử dụng kính lúp:
+ Dùng tay thuận cầm kính lúp
+ Để mặt kính sát mẫu vật, mắt nhìn vào mặt kính
+ Di chuyển kính lên cho đến khi nhìn rõ vật
IV. CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
- Cấu tạo: Kính hiển vi gồm có 4 hệ thống
+ Hệ thống giá đỡ gồm: bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản, kẹp tiêu bản.
+ Hệ thống phóng đại: thị kính và vật kính.
+ Hệ thống chiếu sáng: gương, màn chắn, tụ quang
+ Hệ thống điều chỉnh: núm chỉnh thô, núm chỉnh tinh, núm điều chỉnh tụ quang lên xuống….
- Cách bảo quản:
+ Sử dụng đúng quy trình
+ Đặt kính nơi khô thoáng, cất vào hộp có gói hút ẩm
+ Lau giá đỡ, lau vật kính bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm cồn
+ Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng định kì
V. QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH
- Việc cần làm: đeo khẩu trang, đeo kính, rửa tay bằng xà bông….
- Việc không được làm: làm đổ hóa chất, hít mùi hóa chất, nói chuyện khi thực hành, đổ hóa chất vào bồn rửa tay, chạy nhảy trong phòng thực hành….
- Kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành:
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận