Lý thuyết trọng tâm hóa học 11 cánh diều bài 18: Hợp chất carbonyl

Tổng hợp kiến thức trọng tâm hóa học 11 cánh diều bài 18: Hợp chất carbonyl. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. KHÁI NIỆM VÀ DANH PHÁP

1. Khái niệm

Nhóm >C=O  trong phân tử hợp chất hữu cơ được gọi là nhóm carbonyl  

Aldehyde là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen

Công thức chung của aldehyde no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1CH=O (n ≥ 0)

Ketone là hợp chất hữu cơ có nhóm carbonyl liên kết trực tiếp với hai nguyên tử carbon

2. Danh pháp

a) Tên thay thế

Tên aldehyde = Tên hydrocarbon (bỏ e) al

Ví dụ:

  • HCHO: methanal
  • CH3CHO: ethanal
  • CH3CH(CH3)CHO: 2-methylpropanal

Tên ketone = Tên hydrocarbon (bỏ e) – vị trí nhóm carbonyl - one

Ví dụ:

  • CH3COCH3: propanone
  • CH3CH2COCH3: butanone
  • CH3CH2CH2COCH3: pentan-2-one

b) Tên thông thường

Tên thông thường của aldehyde

  • HCHO: formic aldehyde (formaldehyde)
  • CH3CHO: acetic aldehyde (acetaldehyde)
  • C6H5CHO: benzoic aldehyde (benzaldehyde)
  • CH2=CH-CHO: acrylic aldehyde (acrylaldehyde)
  • C6H5CH=CH-CHO: cinnamic aldehyde (cinnamaldehyde)

Tên thông thường của ketone

  • CH3COCH3: acetone
  • C6H5COCH3: acetophenone

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

  • Hai aldehyde đơn giản nhất (formic aldehyde và acetic aldehyde) là những chất khí ở nhiệt độ thường. Các hợp chất carbonyl khác là những chất lỏng hoặc chất rắn
  • Các hợp chất carbonyl có nhiệt độ sôi thấp hơn các alcohol có cùng số nguyên tử carbon và cao hơn các hydrocarbon có phân tử khối tương đương
  • Các hợp chất carbonyl mạch ngắn (chứa không quá ba nguyên tử carbon trong phân tử) tan tốt trong nước, còn các hợp chất carbonyl mạch dài hơn không tan hoặc ít tan trong nước.

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Phản ứng khử hợp chất carbonyl

Aldehyde bị khử bằng NaBH4 hoặc LiAlH4 sinh ra alcohol bậc một; ketone bị khử bằng NaBH4 hoặc LiAlH4 sinh ra alcohol bậc hai

Ví dụ:

CH3-CH=O $\overset{LiAlH_{4}}{\rightarrow}$ CH3-CH2-OH

CH3-CO-CH3 $\overset{NaBH_{4}}{\rightarrow}$ CH3-CHOH-CH3

2. Phản ứng oxi hóa aldehyde

a) Phản ứng với nước bromine

Khi nhỏ nước bromine vào dung dịch ethanal thì thấy nước bromine mất màu:

CH3-CH=O + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr

PTHH tổng quát khi cho aldehyde phản ứng với nước bromine:

R-CH=O + Br2 + H2O → R-COOH + 2HBr

b) Phản ứng với thuốc thử Tollens

Thuốc thử Tollens là dung dịch AgNO3 trong NH3

AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3

Phản ứng tổng quát giữa thuốc thử Tollens với aldehyde:

R-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ R-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

=> Phản ứng tráng bạc

c) Phản ứng với Cu(OH)2

Trong môi trường kiềm, Cu(OH)2 oxi hóa hầu hết các aldehyde thành muối carboxylate và sinh ra kết tủa Cu2O có màu đỏ gạch

HCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ HCOONa + Cu2O + 3H2O

Dùng thuốc thử Tollens hoặc Cu(OH)2 để phân biệt aldehyde với ketone

Thí nghiệm 1. Phản ứng oxi hóa aldehyde bằng thuốc thử Tollens

Nhỏ dung dịch ammonia vào ống nghiệm chứa silver nitrate thì xuất hiện kết tủa xám, sau đó kết tủa tan dần trong ammonia dư, tạo thành dung dịch trong suốt do tạo phức chất tan:

2AgNO3 + 2NaOH → Ag2O + 2NaNO3 + H2O

Ag2O + 4NH3 + H2O → 2[Ag(NH3)2]OH

Sau khi dung dịch acetaldehyde vào xuất hiện kết tủa nâu đen trong dung dịch. Sau một thời gian xung quanh thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc mỏng sáng như gương

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CH3COOH + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O

Thí nghiệm 2. Phản ứng oxi hóa aldehyde bằng Cu(OH)2

Lúc đầu, ống nghiệm có kết tủa màu xanh da trời của Cu(OH)2

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

Khi thêm tiếp CH3CHO rồi đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện kết tủa đỏ gạch

CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CH3COONa + Cu2O(đỏ gạch) + 3H2O

3. Phản ứng với hydrogen cyanide

Hydrogen cyanide (HCN) phản ứng được với aldehyde hoặc ketone tạo thành sản phẩm là các cyanohydrin

Hydrogen cyanide (HCN) phản ứng được với aldehyde hoặc ketone tạo thành sản phẩm là các cyanohydrin

4. Phản ứng tạo iodoform

Khi cho hợp chất chứa nhóm methyl ketone (CH3CO-R) phản ứng với iodine trong môi trường kiềm tạo ra kết tủa iodoform màu vàng

Ví dụ: CH3CO-CH3 + 3I2 + 4NaOH → CH3-COONa + 3NaI + CHI3 + 3H2O

Thí nghiệm 3. Phản ứng tạo iodoform

Hiện tượng thí nghiệm: Thu được kết tủa màu vàng nhạt của CHI3

PTHH: CH3CHO + 3I + NaOH → CHI3 + H-COONa + 3NaI + 3H2O

V. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ

1. Ứng dụng

  • Formaldehyde: được dùng chủ yếu để sản xuất nhựa; sản xuất phẩm nhuộm, chất nổ và dược phẩm; formalin dùng để ngâm xác động vật, tẩy uế, tiệt trùng
  • Acetaldehyde: được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ để điều chế nhiều dược phẩm hoặc các chất có ứng dụng trong thực tiễn
  • Acetone: được dùng làm dung môi trong sản xuất tơ nhân tạo, thuốc súng không khói, tổng hợp hữu cơ,….

2. Điều chế

a) Điều chế acetaldehyde

2CH2=CH2 + O2 $\overset{xt,t^{o}}{\rightarrow}$ 2CH3-CH=O

b) Điều chế acetone

C6H5CH(CH3)2 C6H5CH(CH3)2 CH3COCH3 + C6H5OHCH3COCH3 + C6H5OH


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức hóa học 11 CD bài 18: Hợp chất carbonyl, kiến thức trọng tâm hóa học 11 cánh diều bài 18: Hợp chất carbonyl, Ôn tập hóa học 11 cánh diều bài 18: Hợp chất carbonyl

Bình luận

Giải bài tập những môn khác