Lý thuyết trọng tâm hóa học 10 cánh diều bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid

Tổng hợp kiến thức trọng tâm hóa học 10 cánh diều bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. HYDRGEN HALIDE VÀ HYDROHALIC ACID

1. Hydrogen halide

  • Thành phần: gồm nguyên tố halogen và nguyên tố hydrogen.
  • Liên kết trong các phân tử hydrogen halide là liên kết cộng hoá trị phân cực.
  • Xu hướng phân cực giảm dần từ HF đến HI do hiệu độ âm điện giữa nguyên tử halogen và nguyên tử hydrogen giảm dần.
  • Ở điều kiện thường các hydrogen halide đều là chất khí, nhiệt độ sôi tăng dần từ HCl đến HI.
  • Riêng HF có nhiệt độ sôi cao hơn so với các hydrogen halide còn lại do giữa các phân tử HF có liên kết hydrogen.

2. Hydrohalic acid

Các hydrogen halide dễ tan trong nước vì phân tử phân cực.

Dung dịch của các hydrogen halide được gọi là hydrohalic acid vì trong dung dịch các hydrogen halide đều phân li ra ion H+.

HX(aq) → H$^{+}$(aq) + X$^{-}$(aq) (X: Cl, Br, F)

Riêng HF điện li yếu

HF ⇌ H$^{+}$(aq) + F$^{-}$(aq)

Từ HF đến HI tính acid tăng dần do độ bền liên kết trong các phân tử HX giảm dần.

II. TÍNH KHỬ CỦA MỘT SỐ ION HALIDE X-

Phương trình hoá học

Hiện tượng

Nhận xét

NaCl(s) +H2SO4 (đặc) → HCl +NaHSO4

Tạo khí HCl mùi hắc

Cl-không thể hiện tính khử.

2NaBr(s) + 3H2SO4 (đặc) → Br2 + SO2 + 2NaHSO4

Tạo khí SO2 mùi hắc, hơi Br2 màu nâu đỏ

Br- thể hiện tính khử, khử S+6 về S+4.

8KI(s) +9H2SO4 (đặc) → 8NaHSO4 + 4I2 + H2S+ 4H2O

Tạo hơi I2 màu tím, khí H2S mùi trứng thối.

I- thể hiện tính khử, khử S+6 về S-2.

=> Kết luận:

  • Trong phản ứng với H2SO4 đặc, Cl- không thể hiện tính khử, Br- có tính khử yếu hơn I-.
  • Trong phản ứng với các chất oxi hoá khác thì tính khử tăng dần theo dãy: Cl-, Br-, I-.

III. ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ HYDROGEN

  • HF: sản xuất cryonite (Na3AlF6); được dùng trong chế biến dầu mỏ, trong công nghiệp hạt nhân, sản xuất các flouride,…Dung dịch HF dùng để khắc chi tiết lên thuỷ tinh.
  • HCl: sản xuất vinyl chloride cung cấp cho ngành nhựa, ammoninium chloride cung cấp cho ngành sản xuất phân bón, các chloride kim loại cung cấp cho ngành hoá chất, hợp chất hữu cơ chứa chloride để sản xuất dược phẩm, thuốc nhuộm. Dung dịch HCl dùng để trung hoà dung dịch có môi trường base, thuỷ phân các chất trong quá trình sản xuất, tẩy rửa gỉ sét,…

IV. PHÂN BIỆT CÁC ION HALIDE X-

Quy trình:

  • B1: Lần lượt nhỏ các dung dịch trên vào giấy quỳ tím. Nhận biết được dung dịch HCl do làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Các dung dịch còn lại không làm quỳ tím đổi màu,
  • B2: Nhỏ lần lượt ba dung dịch còn lại vào 3 ống nghiệm riêng biệt đã đựng sẵn AgNO3.

Báo cáo kết quả thực nghiệm

  • Dung dịch NaCl tạo với AgNO3 kết tủa màu trắng.
  • Dung dịch NaBr tạo với AgNO3 kết tủa màu vàng nhạt.
  • Dung dịch NaI tạo với AgNO3 kết tủa màu vàng đậm.

Phương trình hoá học

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

NaBr + AgNO3 → AgBr↓ + NaNO3

NaI + AgNO3 → AgI↓ + NaNO3

Kết luận, nhận định:

  • Khi nhỏ dung dịch AgNO3 vào các dung dịch HX hoặc muối X-  sẽ quan sát được hiện tượng khác nhau, tuỳ thuộc vào X-.
  • Có thể dùng dung dịch AgNO3 để nhận biết các ion halide.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác