Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 5. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài.

- Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây xoài.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

  • Rễ: Cây xoài mọc lên từ hạt có rễ cọc phát triển mạnh và có thể ăn sâu xuống đất tới 6 – 8m; nhiều rễ nhánh phát triển tập trung ở tầng đất 0 – 50 cm.

  • Thân và cành: Cây xoài trưởng thành thông thường có chiều cao khoảng 5 – 10m. Cay có nhiều cành, mỗi năm ra 3 – 4 đợt lộc.

  • Lá: Cây xoài có lá đơn và sắp xếp theo hình xoắn ốc. HÌnh dạng của lá thay đổi tùy thuộc vào giống, có thể là hình mũi mác, thuôn dài hoặc hình trứng… Lá nón mới ra có màu đồng đổ, sau chuyển dần sang xanh sáng và xanh đậm khi trưởng thành

  • Hoa: Cây xoài có thể ra hoa đực, hoa cái hoặc lưỡng tính, có màu vàng nhạt. Hoa chủ yếu được thụ phấn nhờ côn trùng và gió.

  • Quả: Khi chín, vỏ xoài thường có màu vàng hoặc màu tím, thị quả thường có màu vàng đậm, mềm, ít xơ; khối lượng quả đạt 100 – 1500g tùy loại.

II. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

1. Nhiệt độ

  • Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24 – 26 độ C

  • Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất không dưới 15 độ C

2. Ánh sáng

Cây xoài ưa ánh sáng mạnh, cây có năng suất quả cao ở vùng có bức xạ mặt trời lớn.

3. Độ ẩm

  • Độ ẩm đất 50 – 60% thuận lợi cho cây phát triển hoa mầm

  • Độ ẩm 70 – 80% thuận lợi cho ra hoa và quả phát triển.

4. Đất

  • Độ pH khoảng 5,5 – 7,0

  • Hàm lượng chất hữu cơ 2 – 3%

  • Mạch nước ngầm ở độ sâu 1,0 – 2,5 m

  • Xoài có khả năng chiu hạn tốt và trồng được trên nhiều loại đất như đất phù sa, đất cát ven biển, đất đồi gò, đất bạc màu…

III. QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI

1. Lựa chọn thời vụ trồng cây

  • Ở miền Nam: Xoài trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5)

  • Ở miền Bắc: Xoài trồng vào mùa xuân (tháng 2 – 3) hoặc mùa thu (tháng 8 – 9)

2. Xác định mật độ trồng cây

  • Cây xoài được tạo tán thấp và trồng với khoảng dày, khoảng 5m x 4m hoặc 5m x 5m tương ứng với mật độ 400 – 500 cây/ha.

  • Nếu trồng khoảng cách thưa, khoảng 8m x 8m, tương ứng với mật độ 150 cây/ha.

3. Chuẩn bị hố trồng cây

  • Đào hố trồng với kích thước 60cm x 60 cm, sâu khoảng 40 – 50 cm

  • Mỗi hố bón lót 2 kg phân hữu cơ thương mại, 0,2 kg phân lân nung chảy hoặc phân lân và 0,1 kg NPK.

4. Trồng cây

  • Sau khi loại bỏ túi bầu nylon ở cây xoài giống, dùng dầm đào đất giữa hố và đặt cây thẳng, lấp kín bầu cây và nén chặt đất xung quanh.

  • Ở nơi gió mạnh, cần cắm cọc và buộc cây chắc chắn vào cọc.

5. Bón phân

  • Bón phân ở thời kì trước khi thu hoạch quả: từ lúc trồng đến khi cây đc 3 năm tuổi

  • Bón phân ở thời kì thu hoạch quả: Từ năm 4, lượng phân chia thành 5 lần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

6. Tưới nước

  • Duy trì tưới nước với lượng 10 – 20 lít/ cây, 2 lần trong 1 tuần khi cây 3 năm tuổi.

  • Trước khi cây ra hoa 2- 3 tháng, không nên tưới nước để đất có độ ẩm thấp, nhằm hạn chế cành bật lộc non và thuận lợi cho cây phân hóa mầm.

  • Ở giai đoạn cây nhú mầm hoa đến khi thu hoạch, cần duy trì độ ẩm đất khoảng 65 – 80%

  • Do có khả năng chịu hạn tốt nên ở giai đoạn không mang hoa và quả, cây xoài hầu như không cần tưới nước.

7. Phòng trừ sâu, bệnh

  • Cây xoài có những loại sâu hại chính như rầy xanh (rầy nhảy), ruồi đục quả, rệp, câu cấu.

  • Các loại bệnh hại phổ biến: bệnh thán thư, bệnh nấm hồng, bệnh nấm phấn trắng, bệnh thối quả…

  • Để phòng trừ sâu, bệnh, cần áp dụng các biện pháp sau: 

  • Biện pháp cơ giới: Bắt câu cấu, cắt bỏ cành sâu, bệnh hại nghiêm trọng, bọc quả xoài từ khi có đường kính 4 – 5 cm đến khi thu hoạch

  • Biện pháp canh tác: Tăng cường phân bón hữu cơ, cắt tỉa cành, tạo tán thông thoáng, thoát nước tốt…

  • Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh có chứa Bacillus spp., Streptomyces spp. Và Trichoderma spp.; chế phẩm chứa nấm xanh, nấm trắng phòng trừ sâu hại hoặc sử dụng thiên địch như bọ xít bắt câu cấu, kiến vàng bắt rầy mềm làm mồi

  • Biện pháp hóa học: Có thể dùng thuốc có thành phần thiamathoxam, acetamiprid… đẻ diệt trừ sâu hại như rầy xanh, câu cấu; bệnh nấm hỏng, thối cuống quả, thán thư có thể dùng thuốc gốc đồng, thuốc gốc metalaxyl, mancozeb, propiconazole…

8. Tỉa cành

  • Tỉa cành và tạo tán làm cho cây thông thoáng và tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới, giảm sâu, bệnh

  • Trên thân chính, ở vị trí khoảng 0,7 m cần cắt bỏ ngọn để ra nhiều lộc, sau đó chọn để lại 3 cành cấp 1, hướng đều về các phía. 

  • Sau khi cành cấp 1 ra hai đợt lộc và khi lá đã có màu xanh đậm, cần tiến hành bấm ngọn để lại 30 – 40 cm để ra cành cấp 2

  • Làm tương tự với cành cấp 2 và 3, khống chế chiều cao để thuận lợi cho việc chăm sóc.

9. Điều khiển ra hoa, đậu quả

  • Xây xoài ra quả chính vụ mỗi năm 1 lần; muốn thu hoạch được 2 vụ quả, cây xoài cần được xử lí để ra hoa trải vụ lần thứ hai trong 1 năm.

  • Cây xoài có thể được ra xử lí ra hoa bằng cách phun Ethrel nồng độ 0,5ml/1(hay 500 ppm).


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Công nghệ 9 trồng cây ăn quả CD bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc, kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc, Ôn tập Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác