[KNTT] Giải SBT toán 6 bài 34: Đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng

Giải SBT toán 6 tập 2 bài 34: Đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng sách "kết nối tri thức". Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Xem hình 8.20 và thực hiện các yêu cầu sau (các bài 8.26 và 8.27)

[KNTT] Giải SBT toán 6 bài 34: Đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng

Bài 8.26: Dùng compa để kiểm tra sự bằng nhau của hai đoạn thẳng trong mỗi cặp: AB và CD; AD và BC.

Lời giải:

AB = CD

AD = BC

Bài 8.27: Dùng thước để đo độ dài các đoạn thẳng IA, IB, IC và ID. Em có nhận xét gì về độ dài các đoạn thẳng đã đo?

Lời giải:

IA = IB

IC = ID

Bài 8.28: Cho 2 điểm A và B cách nhau một khoảng bằng 8 cm. Nếu ta chọn một đoạn thẳng có độ dài là 2 cm làm đơn vị độ dài thì đoạn AB có độ dài bằng bao nhiêu đơn vị vừa chọn?

Lời giải:

AB có độ dài bằng: 8 : 2 = 4 đơn vị

Bài 8.29: Cho đoạn thẳng OA = 7 cm. Xác định vị trí của điểm B (bằng cách vẽ hình) nằm cách A một khoảng 3 cm trên đường thẳng OA trong mỗi trường hợp sau:

a, Hai điểm O và B nằm cùng phía đối với điểm A

b, Hai điểm O và B nằm khác phía đối với điểm A

Lời giải:

[KNTT] Giải SBT toán 6 bài 34: Đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng

Bài 8.30: Gọi S là một điểm thuộc đoạn thẳng PQ. Tính độ dài đoạn thẳng PQ nếu PS = 3 cm; SQ = 5 cm.

Lời giải:

[KNTT] Giải SBT toán 6 bài 34: Đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng

PQ = PS + SQ = 3 + 5 = 8 cm

Bài 8.31: Gọi M là một điểm thuộc đoạn thẳng EF. Hãy so sánh hai đoạn thẳng EM và MF, biêt rằng EF = 10 cm và MF = 5 cm.

Lời giải:

[KNTT] Giải SBT toán 6 bài 34: Đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng

EF = EM + MF

Suy ra: EM = EF - MF = 10 - 5 = 5 (cm)

Vậy hai đoạn thẳng EM và MF bằng nhau

Bài 8.32: Cho M và N là 2 điểm cùng nằm giữa điểm E và F. Tính độ dài của đoạn thẳng MN, biết rằng EF = 12 cm, EM = 4 cm và NF = 5cm.

Lời giải:

[KNTT] Giải SBT toán 6 bài 34: Đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng

Ta có: EF = EM + MN + NF

suy ra: MN = EF - EM - NF = 12 - 4 - 5 = 3 (cm)

Bài 8.33: Bạn Nam dùng một cây gậy dài 1,5 m để đo chiều rộng của lớp học. Sau 5 lần đặt gậy đo liên tiếp thì khoảng cách còn lại giữa đầu gậy và mép tường là 1 m. Hỏi chiều rộng của lớp học khoảng bao nhiêu mét?

Lời giải:

Chiều rộng của lớp học là: 1,5 . 5 + 1 = 8,5 m

Bài 8.34: Ta có nhận xét rằng trong ba điểm thẳng hàng luôn có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Giả sử A, B, C là ba điểm thẳng hàng. Nếu BC = AB + AC thì trong ba điểm đó điểm nào nằm giữa ba điểm còn lại?

Lời giải:

Nếu BC = AB + AC thì điểm A nằm giữa hai điểm B và C

Bài 8.35: Giả sử A, B và C là ba điểm thẳng hàng, thỏa mãn các điều kiện AC = 2 cm, AB = 3 cm, BC = 5 cm. Vẽ hình và cho biết trong ba điểm đó, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

Lời giải:

Ta thấy AB + AC = 3 + 2 = 5 = BC

Suy ra điểm A nằm giữa hai điểm B và C

Học sinh tự vẽ hình

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập kết nối tri thức lớp 6, sách bài tập toán 6 tập 2 sách kết nối tri thức, giải SBT toán 6 tập 2 sách mới, bài 34: Đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng sách bài tập kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều