[Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Giải SBT toán 6 tập 1 bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên sách "kết nối tri thức". Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Bài 1.51: Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừa:

a, 2.2.2.2.2;                        b, 2.3.6.6.6;                        c, 4.4.5.5.5

Lời giải:

a, 2.2.2.2.2 = 2$^{5}$

b, 2.3.6.6.6 = 6.6.6.6 = 6$^{4}$

c, 4.4.5.5.5 = 4$^{2}$. 5$^{3}$

Bài 1.52: 

a, Lập bảng giá trị của 2$^{n}$ với n $\in ${0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}

b, Viết dưới dạng lũy thừa của 2 các số sau: 8; 256; 1024; 2048

Lời giải:

a, 

[Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên

b, 8 = 2$^{3}$

256 = 2$^{8}$

1 024 = 2$^{10}$

2 048 = 2$^{11}$

Bài 1.53: 

a, Viết các bình phương của 20 số tự nhiên đầu tiên thành một dãy theo thứ tự từ nhỏ đến lớn;

b, Viết các số sau thành thành bình phương của một số tự nhiên: 64, 100, 121, 169, 196, 289

Lời giải:

a, 0, 1, 4, 9, 25, 36, 49, 64, 81, 100, 121, 144, 169, 196, 225, 256, 289, 324, 361

b, 64 = 8$^{2}$; 100 = 10$^{2}$; 121=11$^{2}$; 169 = 13$^{2}$; 196 = 14$^{2}$; 289 = 17$^{2}$

Bài 1.54: 

a, Tính nhẩm 10$^{n}$ với n $\in $ {0; 1; 2; 3; 4; 5}. Phát biểu quy tắc tổng quát tính lũy thừa của 10 với số mũ đã cho.

b, Viết dưới dạng lũy thừa của 10 các số sau: 10; 10 000; 100 000; 10 000 000; 1 tỉ

Lời giải:

a, 10$^{0}$ = 1; 10$^{1}$ = 10; 10$^{2}$ = 100; 10$^{3}$ = 1000; 10$^{4}$ = 10 000; 10$^{5}$ = 100 000

Tổng quát ta có: Lũy thừa của 10 với số mũ n bằng $1\underbrace{00...0}$ (n chữ số 0)

b, 10 = 10$^{1}$; 10 000 = 10$^{4}$; 100 000 = 10$^{5}$;

10 000 000 = 10$^{7}$; 1 tỉ = 10$^{9}$

Bài 1.55: Tính

a, 2$^{5}$                     b, 5$^{2}$                            c, 2$^{4}$.3$^{2}$.7

Lời giải:

a, 2$^{5}$ = 32

b, 5$^{2}$ = 25

c, 2$^{4}$.3$^{2}$.7 = 1008

Bài 1.56: Tìm n, biết

a, 5$^{4}$ = n                   b, n$^{3}$ = 125                      c, 11$^{n}$ = 1331

Lời giải:

a, n = 5$^{4}$ = 625

b, 125 = 5$^{3}$ => n = 5

c, 1331 = 11$^{3}$ => n =3

Bài 1.57: Viết kết quả cá phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:

a, 3.3$^{4}$.3$^{5}$                           b, 7$^{3}$:7$^{2}$:7                          c, (x$^{4}$)$^{3}$

Lời giải:

a, 3.3$^{4}$.3$^{5}$ = 3$^{1 + 4 + 5}$ = 3$^{10}$

b, 7$^{3}$:7$^{2}$:7 = 7$^{3 - 2 - 1} = 7$^{0} = 1

c, (x$^{4}$)$^{3}$ = x$^{3.4}$ = x$^{12}$

Bài 1.58: Kết luận sau đây đúng hay sai?

Không có số chính phương nào có chữ số hàng đơn vị là 2

Lời giải:

Các số tự nhiên có chữ số tận cùng là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 khi bình phương có chữ số tận cùng lần lượt là 0, 1, 4, 9, 6, 5, 6, 9, 4, 1. Do đó số chính phương bất kì sẽ có chữ số tận cùng là 0, 1, 4, 5, 6, 9. Vì vậy khẳng định trên là đúng.  

Bài 1.59: Tìm chữ số tận cùng của số 47$^{5}$ và chứng tỏ 47$^{5}$ + 2021$^{6}$ không phải là số chính phương.

Lời giải:

Có 47$^{2}$ có chữ số tận cùng là 9

=> 47$^{4}$ có tận cùng là 1

=> 47$^{4}$.47 = 47$^{5}$ có tận cùng là 7

Tương tự ta có 2021$^{6}$ có tận cùng là 1

Suy ra 45$^{5}$ + 2021$^{6}$ có tận cùng là 7 + 1 = 8 (1)

Mà các số tự nhiên có chữ số tận cùng là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 khi bình phương có chữ số tận cùng lần lượt là 0, 1, 4, 9, 6, 5, 6, 9, 4, 1. Do đó số chính phương bất kì sẽ có chữ số tận cùng là 0, 1, 4, 5, 6, 9. (2)

Từ (1) và (2) suy ra: 45$^{5}$ + 2021$^{6}$ không là số chính phương 

Bài 1.60: Không tính các lũy thừa và hãy so sánh

a, 27$^{11}$ và 81$^{8}$             b, 625$^{5}$ và 125$^{7}$                c, 5$^{36}$ và 11$^{24}$

Lời giải:

a, 27$^{11}$ = (3$^{3}$)$^{11}$ = 3$^{33}$ > 3$^{32}$ = (3$^{4}$)$^{8}$ = 81$^{8}$

Vậy 27$^{11}$ > 81$^{8}$

b, 625$^{5}$ = (5$^{4}$)$^{5}$ = 5$^{20}$ < 5$^{21}$ = (5$^{3}$)$^{7}$ = 125$^{7}$

Vậy 625$^{5}$ < 125$^{7}$

c, 5$^{36}$ = (5$^{3}$)$^{12}$ = 125$^{12}$ > 121$^{12}$ = (11$^{2}$)$^{12}$ = 11$^{24}$

Vậy 5$^{36}$ > 11$^{24}$

Bài 1.61: Giải thích tại sao 3 số sau đều là số chính phương

a, A = 11 - 2                        b, B = 1111 - 22                          c, C = 111 111 - 222

Lời giải:

a, A = 11 - 2 = 9 = 3$^{2}$

b, B = 1 111 - 22

= 1100 + 11 - (11 + 11)

= 1100 - 11 = 11.100 - 11 = 11.99 

= 11.11.9 = (11.3)$^{2}$

= 33$^{2}$

c, C = 111 111 - 222

= 111000 + 111 - (111 + 111)

= 111000 - 111 

= 111.(1000 - 1)

= 111.999 = 111.111.9 = (111.3)$^{2}$ = 333$^{2}$

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập kết nối tri thức lớp 6, sách bài tập toán 6 tập 1 sách kết nối tri thức, giải SBT toán 6 tập 1 sách mới, bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên sách bài tập kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều