Giáo án PTNL bài 19: Tuần hoàn máu (Tiếp theo)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 19: Tuần hoàn máu (Tiếp theo). Bài học nằm trong chương trình sinh học 11. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài 19: Tuần hoàn máu (Tiếp theo)

Ngày Soạn:...............

Bài 19: TUẦN HOÀN MÁU (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh cần:

1. Kiến thức:

- Giải thích được vì sao tim có khả năng đập tự động, nguyên nhân gây tính tự động của tim.

- Nêu được chu kì hoạt động của tim của tâm nhĩ và tâm thất

- Nêu được khái niệm huyết áp và giải thích được sự tăng giảm của huyết áp, nguyên nhân gây huyết áp, nguyên nhân thay đổi huyết áp trong hệ mạch.

- Vận tốc của máu và nguyên nhân thay đổi vận tốc máu.

2. Kỹ năng:

- Quan sát, phân tích tranh.

- So sánh, tổng hợp, liên hệ thực tiễn.

3. Thái độ:

Có ý thức giữ gìn vệ sinh tim mạch để phòng tránh một số bệnh về tim mạch.

4. Phát triển năng lực

a/  Năng lực  kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

-  Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…

- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng

2. Kĩ thuật dạy học

- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Tranh hình 19.1 , 19.2 ,19.3 , 19.4 ( SGK) ( phóng to).

- GV chuẩn bị trước thí nghiệm chứng minh tính tự động của tim.

- Phiếu học tập.

2. Học sinh tham khảo trước các nội dung:

- Khả năng đập tự động của tim, nguyên nhân gây tính tự động của tim.

- Trình tự và thời gian co dãn của tâm nhĩ và tâm thất

- Khái niệm huyết áp, sự tăng giảm của huyết áp, nguyên nhân gây huyết áp, nguyên nhân thay đổi huyết áp trong hệ mạch.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: (GV gọi 1 HS)

Câu 1: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

Câu 2: Hai lớp động vật nào sau đây có cấu tạo tim giống nhau nhất?

A. Bò sát và lưỡng cư
B. Cá và lưỡng cư
C. Chim và thú
D. Bò sát và chim

3. Bài mới:

 

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

 

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

* Phương pháp:  trò chơi, gợi mở.

* Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

GV có thể đặt vấn đề : Cơ thể chúng ta khi nghỉ ngơi hay hoạt động mạnh đều có sự TĐC và năng lượng (để cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho hoạt động), vậy trong cơ thể sống cơ quan nào đảm nhận, cơ chế hoạt động của tim mạch như thế nào? Hôm nay chúng ta tìm hiểu sâu hơn về hoạt động của tim và hệ mạch.

ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

ĐVĐ: GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12.

 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu:

Giải thích được vì sao tim có khả năng đập tự động, nguyên nhân gây tính tự động của tim.

Nêu được chu kì hoạt động của tim của tâm nhĩ và tâm thất

Nêu được khái niệm huyết áp và giải thích được sự tăng giảm của huyết áp, nguyên nhân gây huyết áp, nguyên nhân thay đổi huyết áp trong hệ mạch.

Vận tốc của máu và nguyên nhân thay đổi vận tốc máu.

* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

GV: Cho HS quan sát thí nghiệm mà GV đã chuẩn bị trước.

 

? Tim ếch và cơ bắp của chân ếch lấy ra  khỏi cơ thể có còn co bóp không?

GV nhận xét , bổ xung.

 

GV treo tranh H 19.1 . Phát phiếu học tập số 1.

 

 

GV gọi đại diện từng nhóm so sánh, nhận xét, bổ xung.

 

GV : Tính tự động của tim có ý nghĩa gì?

 

 

  

 

 

 

GV treo tranh H 19.2 .

? CK tim có mấy pha? Thời gian mỗi pha?

? Vì sao tim có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài không mệt mỏi.

 

? Nhịp tim là gì? ở người lớn nhịp tim trung bình là bao nhiêu?

- Nhận xét, đánh giá.

? Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể?

  (S : là diện tích bề mặt cơ thể.

   V : là khối lượng cơ thể.)

 

 

 

? Hệ mạch bao gồm những hệ thống nào?

 

 

 

GV nêu tình huống: Tại sao những người bị xuất huyết não có thể dẫn tới bại liệt hoặc tử vong thường gặp ở người bị huyết áp cao. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem:   Huyết áp là gì?

(Ở người gìa thường mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt ở các mạch máu não thành mạch máu rất mỏng, khi xuất huyết cao dễ làm vỡ mạch).)

GV  treo hình 19.3

? Tại sao tim đập nhanh , mạnh thì HA tăng, tim đập chậm, yếu HA giảm?

GV giải thích rõ thế nào là HA tâm thu và HA tâm trương. (Theo SGK)

? Các yếu tố làm thay đổi huyết áp?

? Vận tốc máu là gì?

 

GV treo tranh 19.3 (SGK NC)

?: Tiết diện và tổng tiết diện là gì? ( SGV trang 78)

Tổng tiết diện ở ĐMC 5-6 cm2, tốc độ máu 500mm/s, ở MM 6000 cm2, tốc độ máu 0,5mm/s,

Vận tốc máu ở mao mạch chậm có ý nghiã gì?

HS quan sát trả lời.

 

 

 

HS quan sát tranh,   đọc mục III. 1 thảo luận và hoàn thành phiếu học tập ( 5 phút)

  

 

 

 

 HS: Giúp tim đập tự động cung cấp đủ oxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể ngay cả khi ngủ.

 

 

 

HS nghiên cứu mục III.2  trả lời.

 

 

 

 

 

 

Do thời gian co tim và dãn tim là hợp lý.

(Tâm nhĩ nghỉ 0,7s. tâm thất nghỉ 0,5s)

 

HS xem bảng 19.1 trả lời.

 

 

HS:   ĐV càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn.

HS:  Khi S/V càng lớn thì nhiệt lượng mất vào môi trường càng nhiều, nhu cầu oxi phải nhiều. 

 HS QS và đọc mục IV. 1 trả lời.

     ĐMC-ĐM-TĐM

     TTM-TM-TMC

          

 

 

 

  

 

 

 

 

HS tham khảo SGK TL.

 

 

 

HS nêu các số liệu về HA tối đa, HA tối thiểu.

 

 

 

    

 

 

 

 

 

QS H19.3  (SGK NC) rút ra nhận xét về sự thay đổi huyết áp ở các hệ mạch.

  Càng xa tim HA càng giảm (Xem bảng số liệu 19.2 SGK)

Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch.

(Tạo điều kiện cho máu kịp TĐC với TB)

 

   

III.  HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

 

 

 

 

1.Tính tự động của tim:

* KN: Là khả co dãn tự động theo chu kì của tim.

* Nguyên nhân gây ra tính tự động của tim: Do hệ dẫn truyền tim.

- Hệ dẫn truyền tim gồm:

+ Nút xoang nhĩ tự phát xung điện, truyền xung điện đến nhĩ thất và cơ tâm nhĩ co.

+ Nút nhĩ thất nhận xung điện từ nút xoang nhĩ truyền đến bó His.

+ Bó His dẫn truyền xung điện đến mạng Puôckin.

+ Mạng Puôckin truyền xung điện đến cơ tâm thất co.

 

 

2. Chu kì hoạt động của tim:

Tim co giãn nhịp nhàng theo chu kì.

Mỗi chu kì 0.8s, gồm 3 pha trong đó tâm nhĩ co 0,1s, tâm thất co 0,3s, thời gian dãn chung 0,4s.

 

Nhịp tim là số chu kì tim trong 1 phút.

 

 

Động vật càng nhỏ tim đập càng nhanh.

 

 

 

 

 

IV. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH:

1. Cấu trúc của hệ mạch:                                                              

 

(Nội dung SGK )

 

 

 

  

 

2. Huyết áp:

+ KN : Là áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch.

+ Nguyên nhân: Gây ra huyết áp: Do tâm thất co đẩy máu vào hệ mạch .

* Sự co bóp của tim và nhịp tim.

* Sức cản trong mạch.

* Khối lượng máu và độ quánh của máu.

 

 

 

 3. Vận tốc máu:

Là tốc độ máu chảy trong 1 giây.

VD: SGK

Vận tốc máu liên quan đến tổng tiết diện của mạch và chêch lệch HA giữa 2 đầu đoạn mạch. (Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch).

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Luyện  tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Câu 11. Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào?

(1) Tôm (2) mực ống       (3) ốc sên       ( 4) ếch

(5) trai        (6) bạch tuộc        (7) giun đốt

 

A. (1), (3) và (4)

B. (5), (6) và (7)

C. (2), (3) và (5)

D. (2), (4), (6) và (7)

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 12. Ở Hhệ tuần hoàn kín, máu được phân phối trong cơ thể như thế nào?

A. Máu điều hòa và phân phối nhanh đến các cơ quan

B. Máu không được điều hòa và được phân phối nhanh đến các cơ quan

C. Máu được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan

D. Máu không được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 13. Điều không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở là

A. Tim hoạt động ít tốn năng lượng

B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình

C. Máu đến các cơ quan ngang nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất

D. tốc độ máu chảy nhanh, máu thì được xa

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 14. Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo trật tự

A. Tim → Động mạch giàu O→ mao mạch → tĩnh mạch giàu CO→ tim

B. Tim → động mạch giàu CO→ mao mạch→ tĩnh mạch giàu O→ tim

C. Tim → động mạch ít O→ mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO→ tim

D. Tim → động mạch giàu O→ mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO→ tim

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 15. Trong hệ tuần hoàn kín

A. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và về tim)

B. Tốc độ máu chạy chậm, máu không đi xa được

C. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp hoặc trung bình

D. Màu đến các cơ quan chậm nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

D. VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

PHIẾU HỌC TẬP

 

 

 

 

 

NHÓM 1

CÂU HỎI:

 

Tính tự động của tim là gì?

 

Nguyên nhân gây ra tính tự động của tim?

 

TRẢ LỜI:

 

 

 

 

 

 

NHÓM 2

 

CÂU HỎI:

 

 

Hệ dẫn truyền tim gồm những bộ phận nào?

 

 

TRẢ LỜI:

 

 

 

 

 

 

NHÓM 3

 

CÂU HỎI:

 

Con đường dẫn truyền xung điện trong hệ dẫn truyền?

 

TRẢ LỜI:

 

E. MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Vẽ sơ đồ tư duy

      

4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

Dặn dò:

- HS trả các câu hỏi SGK.

- HS đọc trước các nội dung trong bài mới bao gồm:

+  Khái niệm nội môi và ý nghĩa của cân bằng nội môi , cơ chế duy trì cân bằng nội môi.

+ Vai trò của gan thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu.

+ Vai trò của hệ đệm trong cân bằng nội môi.

+ GV đặt vấn đề : Tại sao khi chạy HA tăng cao, khi nghỉ ngơi HA trở lại bình thường? Hoặc sau khi ăn huyết áp thường tăng cao?              

Ghi chú cho (GV): Đáp án phiếu học tập đã có ghi ở tiểu kết mục III. 

         

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 11

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Giáo án PTNL sinh học 11 bài 19 tuần hoàn máu, giáo án phát triển năng lực sinh học 11 bài 19 tuần hoàn máu, giáo án sinh học 11 hay bài giáo án PTNL 19 tuần hoàn máu, giáo án sinh học 11 chi tiết bài 19 tuần hoàn máu, giáo án PTNL sinh học 11 bài 19 tuần hoàn máu

Tải giáo án:

 

 

Giải bài tập những môn khác