Giáo án PTNL bài 13: Thực hành - Phát hiện diệp lục và carôtenôit

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 13: Thực hành - Phát hiện diệp lục và carôtenôit. Bài học nằm trong chương trình sinh học 11. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài 13: Thực hành  - Phát hiện diệp lục và carôtenôit

BÀI 13: Thực hành : PHÁT HIỆN DIỆP LỤC VÀ CARÔTENÔIT

 I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS phải có khả năng:

- Chuẩn bị được dụng cụ thí nghiệm.

- Biết cách tiến hành làm thí nghiệm phát hiện diệp lục và carôtenôit trong lá, quả, củ.

- Rèn kỹ năng làm thí nghiệm

II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:

* Dụng cụ:

-  Cốc thuỷ tinh (hoặc chén sứ) dung tích 20 – 50ml.

- Ống đong loại 20-50ml có chia độ và loại có dung tích 10-15ml (hoặc ống nghiệm).

- Kéo, dao.

- Phiếu học tập, biểu điểm.

* Hoá chất: Nước sạch; Cồn 90 – 96o

* Mẫu vật:

- Lá xanh tươi (Lá khoai lang)

- Lá già có màu vàng (Lá khế)

- Các loại củ, quả có màu vàng hoặc màu đỏ (Cà chua, Hồng, xoài, cà rốt, nghệ)

2. Học sinh:

- Đọc bài trước khi đến lớp, xem lại phần kiến thức có liên quan đến bài.

- Chuẩn bị nội dung từng bước thực hành.

- Kẻ sẵn bảng theo dõi kết quả thực hành thí nghiệm.

III. TTBH:                                                                                                 

1. Kiểm tra:

Kể tên các loại sắc tố trong hệ sắc tố quang hợp? Cho biết vai trò của từng loại sắc tố đó trong QH?

2. Nôi dung thực hành:

Trước khi HS tiến hành thí nghiệm GV đưa ra biểu điểm để các em có ý thức phấn đấu đạt được mục tiêu bài học. Yêu cầu các nhóm trưởng lấy mẫu và theo dõi chấm điểm cho từng thành viên trong tổ.

Biểu điểm:

Tên học sinh

Chuẩn bị dụng cụ

Chuẩn bị mẫu vật

Thao tác thí nghiệm

Kết quả

Ý thức học tập

Vệ sinh

Tổng điểm

2 điểm

1 điểm

3 điểm

2 điểm

1 điểm

1 điểm

10

............

............

............

............

 

 

 

 

 

 

 

 Chia HS thành 3 nhóm, cử nhóm trưởng.

 Mời các nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, mẫu vật và hoá chất.

Thí nghiệm 1: Chiết rút diệp lục.

Giáo viên: Nêu các bước tiến hành thí nghiệm phát hiện được trong lá có diệp lục?

Học sinh:

- Bước 1: Cân khoảng 0,2g các mẩu lá đã loại bỏ cuống lá và gân chính (Hoặc lấy khoảng 20-30 lát cắt mỏng ngang lá tại nơi không có gân chính)

- Bước 2: Cắt nhỏ các mảnh lá cây đó sao cho có nhiều tế bào bị hư hại. Rồi đưa vào ống đong có dung tích 20 – 25ml (ống nghiệm) có  ghi sẵn nhãn (ống thí nghiệm và ống đối chứng) với lượng tương đương nhau.

- Bước 3: Cho 20 ml cồn vào ống thí nghiệm. Cho 20ml nước vào ống đối chứng (Để các ống trong vòng 20 phút)

 

Thí nghiệm 2: Chiết rút Carôtenôit

Giáo viên: Làm thế nào chiết rút được Carôtenôit trong lá, củ và quả?

Gọi một  nhóm học sinh trình bày cách tiến hành:

- Bước 1: Cắt nhỏ lá, củ và quả đã chuẩn bị .

- Bước 2: mẫu vật vào 2  ống đong (một ống thí nghiệm và một ống đối chứng).

- Bước 3: Cho 20ml cồn vào ống thí nghiệm và cho 20ml nước vào ống đỗi chứng. (để các ống trong khoảng 20phút).

Thu kết quả thí nghiệm:

Sau thời gian chiết rút (20-25 phút), nhẹ nhàng nghiêng các cốc, rót dung dịch có màu vào các ống nghiệm.

Quan sát màu sắc trong các ống nghiệm. Rồi điền kết quả quan sát được vào bảng sau (Bảng này HS phải kẻ sẵn ở nhà):

Cơ quan của cây

Dung môi

chiết suất

Màu sắc dịch chiết

Xanh lục

Đỏ, da cam, vàng, vàng lục

Xanh tươi

- Nước (Đối chứng)

- Cồn (Thí nghiệm)

 

 

Vàng

- Nước (Đối chứng)

- Cồn (thí nghiệm)

 

 

Quả

Cà chua

- Nước (Đối chứng)

- Cồn (thí nghiệm)

 

 

Củ

Cà rốt

- Nước (Đối chứng)

- Cồn (thí nghiệm)

 

 

Nghệ

- Nước (Đối chứng)

- Cồn (thí nghiệm)

 

 

  1. Củng cố:

- Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập trong bảng đã kẻ.

+ Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về màu sắc của các dịch chiết rút => KL về khả năng hoà tan của các sắc tố trong môi trường nước và môi trường là dung môi hữu cơ? Về khả năng hoà tan của các tố khác nhau trong cùng một môi trường?

+ Giáo viên bổ sung thêm thông tin: Carôtenốit là chất tiền thân của Vitamin A, ăn rau có màu xanh sẽ cung cấp ion Mg2+ cho cơ thể.

+ Giáo viên: Phải ăn uống như thế nào để cung cấp đầy đủ khoáng và các loại Vitamin cho cơ thể?

+ Học sinh: Khi sử dụng thực phẩm hàng ngày cần chú ý ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng nhất là các loại sắc tố có trong thực vật (xanh, đỏ, vàng...)

- Các nhóm trưởng báo cáo kết quả chấm điểm cho các thành viên của tổ mình.

- GV đưa ra đáp án (Nếu còn thời gian):

  1. Dặn dò:

- HS đọc trước nội dung bài 14 thực hành.

- Yêu cầu HS về làm BT:

Điểm phân biệt

Đường phân

Chu trình Crep

Chuỗi truyền điện tử

1. Vị trí

2. Nguyên liệu

 

3. Sản phẩm

4. Năng lượng

- Tế bào chất

- Glucozơ ( C6H12 O6)

- CH3COCOOH

2 ATP

- Chất nền ti thể

- A xit piruvic ( CH3COCOOH)

- CO2, NADH2 , FADH

2 ATP

- Màng trong ti thể

- NADH, FADH2

- CO2 , H2O

34 ATP

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 11

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Giáo án PTNL sinh học 11 bài 13 thực hành phát hiện diệp lục và carôtenôit, giáo án phát triển năng lực sinh học 11 bài 13 thực hành phát hiện diệp lục và carôtenôit, giáo án sinh học 11 hay bài13 thực hành phát hiện diệp lục và carôtenôit giáo án PTNL , giáo án sinh học 11 chi tiết bài 13 thực hành phát hiện diệp lục và carôtenôit, giáo án PTNL sinh học 11 bài 13 thực hành phát hiện diệp lục và carôtenôit

Tải giáo án:

 

 

Giải bài tập những môn khác