Giáo án giáo dục công dân 7: Bài Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 7. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: .................................... Ngày dạy:…………………………… Tiết 31+32 Bài 17 NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XHCN VIỆT NAM Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: -Biết được bản chất của Nhà nước ta. -Nêu được thế nào là bộ máy nhà nước. -Vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước một cách giản lược. -Nêu được tên bốn loại cơ quan trong bộ máy nhà nước và chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơ quan. 2.Kĩ năng: -Nhận biết được một số cơ quan của bộ máy nhà nước trong thực tế. -Chấp hành tốt chính sách và pháp luật của Nhà nước. 3.Thái độ: -Tôn trọng Nhà nước Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: -KN tư duy phê phán về sự ra đời và bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam -KN giải quyết vấn đề trong các tình huống thể hiện mối quan hệ giữa công dân với cơ qua Nhà nước. III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực: -Thảo luận nhóm. -Phòng tranh. -Xử lý tình huống. IV. Phương tiện dạy học: -SGK, SGV GDCD lớp7. -Tranh ảnh, hiến pháp Việt Nam. -Những tấm gương cán bộ tận tuỵ vì nước, vì dân. V. Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ Kể tên những tôn giáo mà em biết? Những quy định của Nhà nước về quyền tự do tôn giáo? Làm bài tập tình huống. 3.Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. - GV cho HS xem đoạn băng có hình ảnh Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử. - GV: Để hiểu được vấn đề nhà nước, cơ cấu chức năng và quyền hạn, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay: “ Nhà nước CHXHCNVN HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: bản chất của Nhà nước ta. -Nêu được thế nào là bộ máy nhà nước. -Vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước một cách giản lược. -Nêu được tên bốn loại cơ quan trong bộ máy nhà nước và chức năng, nhiệm vụ của Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo - Gv: yêu cầu học sinh đọc phần thông tin, sự kiện *Yêu cầu: Hs trả lời các câu hỏi. ? Nước ta - nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời từ bao giờ và khi đó ai là chủ tịch nước ?. ? Nhà nước VNDCCH ra đời từ thành quả của cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mạng đó do Đảng nào lãnh đạo ? Nhà nước ra đổi tên thành CHXHCN VN vào năm nào? Tại sao lại đổi tên như vậy. ? Nhà nước ta là nhà nước của ai? Do Đảng nào lãnh đạo? - Gv: Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng - Gv: Đọc 1 đoạn trong nội dung lời trích từ tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh. ? Em có suy nghĩ gì khi đọc tuyên ngôn độc lập - Gv: Nhận xét, kết luận - Gv: Hướng dẫn HS quan sát sơ đồ trong sgk (chiếu trên máy) và đặt câu hỏi cho HS thảo luận. ? Bộ máy nhà nước được chia thành mấy cấp? ? Nêu hiểu biết của em về những vị lãnh đạo Đảng và nhà nước ta qua các thời kì lịch sử? ? Bộ máy nhà nước cấp trung ương gồm những cơ quan nào.? ? Bộ máy nhà nước cấp tỉnh, huyện? ? Bộ máy nhà nước cấp xã (phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào? - Gv: Nhận xét và tổng kết bằng sơ đồ phân cấp nhà nước ( sgk tr 56) - Gv: Hướng dẫn như tìm hiểu sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước. ? Bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nào ? ? Cơ quan quyền lực đại biểu cho nhân dân gồm có những cơ quan nào . ? Hãy nêu các cơ quan xét xử và kiểm sát - Hs: Thảo luận theo bàn - Nước VNDCCH ra đời ngày 2-9-1945 do Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước Cách mạng Tháng 8-1945.Cuộc CM đó do ĐCSVN lãnh đạo. - Hs: Lần lượt trả lời câu hỏi - Hs: Trả lời - Hs: Nêu ý kiến - Hs: Lần lượt trả lời các câu hỏi - Bộ máy nhà nước gồm: 4 cấp ( trung ương, tỉnh( thành phố), huyện, xã) - Hs: Nêu ý kiến Tìm hiểu sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước. QH, Chính phủ, VKSND , TAND Suy nghĩ, trả lời 1. Thông tin, sự kiện a) Nhà nước - Nước VNDCCH ra đời ngày 2-9-1945 do Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước - Nhà nước VNDCCH ra đời là thành quả của cuộc cách mạng Tháng 8-1945.Cuộc CM đó do ĐCSVN lãnh đạo. - Ngày 2/7/1976 Quốc hội VN đã quyết định đổi tên nước là CHXHCNVN + Vì chiến dịch HCM lịch sử đã giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Cả nước bước vào thời kì quá độ lên CNXH - Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân, do ĐCSVN lãnh đạo b) Sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước - Bộ máy nhà nước gồm: 4 cấp ( trung ương, tỉnh( thành phố), huyện, xã) - Bộ máy nhà nước cấp trung ương gồm: Quốc hội, chính phủ, toà án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Bộ máy nhà nước cấp tỉnh: HĐND tỉnh (thành phố) ; UBND tỉnh (thành phố); TAND tỉnh (tp); VKSND tỉnh (tp) - Bộ máy nhà nước cấp huyện:HĐND huyện; UBND huyện;TAND huyện VKSND huyện. - HĐND, UBND xã ( phường, thị trấn) c) Phân công bộ máy nhà nước ( sơ đồ trong sgk tr 56) - Kết luận: Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường bất khuất của dân tộc và xây dựng nền văn hoá Việt Nam. Một nhà nước Việt Nam DCCH. Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Vậy bản chất của nhà nước ta là gì, bộ máy nhà nước CHXHCNVN gồm những cấp nào … TIẾT 2 -Yêu cầu: HS trả lời các câu hỏi. *Nhóm1: Chức năng, nhiệm vụ của quốc hội là gì? ? Vì sao Quốc hội được gọi là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực cao nhất * Nhóm 2: Chức năng, nhiệm vụ của chính phủ? ? Vì sao chính phủ được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội. * Nhóm 3: Chức năng, nhiệm vụ của HĐND, UBND. ? Vì sao HĐND được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương và là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. * Nhóm 4: Chức năng của Toà án nhân dân, VKSND. - Gv: Nhận xét phần trả lời của các nhóm - Gv: Bổ sung, chốt lại ý kiến, giải thích từ “ quyền lực” “chấp hành” Hs: Thảo luận theo nhóm. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do nhân dân bầu ra và được nhân dân giao nhiệm vụ trong đại Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do ND địa phương bầu ra và được nhân dân địa phương giao nhiệm vụ Là cơ quan chấp hành của HĐND, do HĐND bầu ra - Hs: Sau khi thảo luận, đại diện các nhóm trả lời d. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước * Quốc hội: Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do nhân dân bầu ra và được nhân dân giao nhiệm vụ trong đại ( Gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn bầu ra, đại diện cho mình để tham gia những công việc quan trọng của nhà nước...) * Chính phủ: Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất * Hội đồng nhân dân: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do ND địa phương bầu ra và được nhân dân địa phương giao nhiệm vụ * Uỷ ban nhân dân: Là cơ quan chấp hành của HĐND, do HĐND bầu ra * Toà án nhân dân là cơ quan xét xử có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp và xét xử các vụ phạm tội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CD, nhà nước... *VKSND: Có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp... ? Qua việc tìm hiểu, em hiểu gì về bản chất của nhà nước ta. ? Nhà nước ta do ai lãnh đạo? Bộ máy nhà nước ta bao gồm những cơ quan nào. *Yêu cầu: Hãy nêu các nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan nhà nước ! ? Theo em, công dân có quyền và nhiệm vụ gì. - Gv: Nhận xét, rút ra kết luận - Gv: Tổ chức cho HS làm các bài tập trong sgk - Yêu cầu: Hs so sánh bản chất của nhà nước XHCN với nhà nước tư bản . - Gv: Nhận xét, kết luận -Yêu cầu : HS làm các phần a,b,c trong sgk ? Phần d- Em hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng hs suy nghĩ, trả lời Nhà nước CHXHCN Việt Nam do ĐCSVN lãnh đạo. - Hs: Lần lượt trả lời các câu hỏi - Hs: So sánh HS làm các phần a,b,c trong sgk 2. Nội dung bài học a) Bản chất: Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân b) Nhà nước CHXHCN Việt Nam do ĐCSVN lãnh đạo. c) Bộ máy nhà nước gồm 4 cơ quan + Các cơ quan quyền lực + Các cơ quan hành chính nhà nước + Các cơ quan xét xử d) Quyền và trách nhiệm của công dân + Quyền: Làm chủ, giám sát, góp ý kiến + Nghĩa vụ: Thực hiện chính sách, pháp luật, bảo vệ cơ quan nhà nước, giúp đỡ cán bộ nhà nước thực thi công vụ 3. Bài tập * So sánh nhà nước XHCN và nhà nước TB NNXHCN NN TB - Của dân, do dân, vì dân - Đảng Cộng sản lãnh đạo - Dân giàu, nước mạnh....đoàn kết... - Một số người đại diện cho giai cấp TS - Nhiều Đảng chia nhau quyền lợi - Làm giàu cho GCTS chia rẽ gây chiến tranh... Phần d) 2,2,3 e: HS tự kể một số việc mà bản thân hoặc gia đình mình đã đến cơ quan nhà nước để giải quyết. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập 1.Bộ máy nhà nước ta gồm bốn loại cơ quan nào ? Bộ máy nhà nước ta gồm: Quốc hội, chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, viện kiểm soát nhân dân tối cao. 2. Hãy nêu vắn tắt về chức năng, nhiệm vụ của bốn loại cơ quan nhà nước. Quốc hội có nhiệm vụ giải quyết những công việc quan trọng như: xây dựng Hiến pháp, quyết định những vấn đề quan trọng về đối nội, đối ngoại HĐND thể hiện cho ý chí nguyện vọng của dân, tham gia công việc nhà nước ở địa phương. Chính phủ có nhiệm vụ điều hành mọi công việc của quốc gia, do quốc hội bầu, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ điều hành mọi công việc nhà nước ở địa phương. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo - HS chơi trò chơi “ Nhanh tay nhanh mắt”. Tìm và gắn nhanh các cơ quan vào bộ máy nhà nước. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn học ở nhà -Học nội dung bài học. -Tìm hiểu bộ máy nhà nước ở địa phương em. -Đọc trước bài: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở. * Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án GDCD 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án GDCD 7 hai cột bài Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, giáo án chi tiết GDCD 7 bài Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, giáo án 5 bước GDCD 7 bài Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, giáo án 5 hoạt động GDCD 7 Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam

Giải bài tập những môn khác