Giáo án giáo dục công dân 7: Bài Bảo vệ di sản văn hoá

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bảo vệ di sản văn hoá. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 7. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: .................................... Ngày dạy:…………………………… Tuần 25, 26 Tiết 24, 25 Bài 15 Bảo vệ di sản văn hoá I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm di sản văn hoá, bao gồm: di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, sự giống và khác nhau giữa chúng. - Hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá, những qui định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá. 2. Kĩ năng - Giáo dục HS ý thức bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá. 3. Thái độ: - Ngăn ngừa những hành động vô ý hay cố ý xâm hại đến di sản văn hoá. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: -KN tư duy phê phán -KN tự nhận thức -KN sỏng tạo -Kĩ năng đặt mục tiêu -KN lập kế hoạch III. Chuẩn bị của gv và hs a. GV: - Tranh ảnh về một số di sản văn hoá ở trong nước và ngoài nước. - Sách, báo, tạp chí nói về di sản văn hoá. b. HS: - Giấy thảo luận, tranh ảnh di sản văn hóa. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (4') - Thế nào là bảo vệ môi trường và TNTN?. - Hãy nêu những biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?. 3. Dạy nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. Trong những năm gần đây, tổ chức UNESCO đã có một chương trình bảo vệ di sản văn hoá và đã được triển khai ở hàng trăm nước. Còn ở Việt Nam tháng 7-2000, Quốc Hội đã thông qua Luật di sản văn hoá, TW Đảng ra Nghị quyết V về giữ gìn và phát huy bản sắc VH dân tộc. Vậy di sản văn hoá là gì và vì sao cả nhân loại, dân tộc đều đang quan tâm đến di sản văn hoá? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: di sản văn hoá, bao gồm: di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, sự giống và khác nhau giữa chúng. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học - Gv: Chuẩn bị sẵn một số bức ảnh trong sgk treo lên bảng - Gv: Giới thiệu tranh và nêu câu hỏi *Yêu cầu: Em hãy nhận xét đặc điểm và phân loại 3 bức ảnh trong sgk ? Từ đặc điểm và phân loại trên, em hãy nêu một số ví dụ về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá ở địa phương, nước ta và trên thế giới. ? Việt Nam có những di sản văn hoá nào được UNESCO xếp hạng là di sản văn hoá thế giới. - Hs: Quan sát, nhận xét về 3 bức ảnh - Hs: Phân loại và nhận xét. I. Quan sát ảnh Di sản văn hoá Di tích lịch sử Danh lam thắng cảnh - Cố đô Huế - Phố cổ Hội An - Thánh địa Mĩ Sơn -Văn miếu QTG - Chữ Nôm - áo dài truyền thống - Bài hát quan họ... - Bến nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh - Hoả Lò - Côn Đảo Pắc bó - Gò Đống Đa - Sông Bạch Đằng..... - Vịnh Hạ Long - Ngũ Hoành Sơn - Đồ Sơn - Sầm Sơn - Rừng Cúc Phương - Hang Bích Động - Động Hương Tích - Động Phong Nha... * Những di sản văn hoá ở Việt Nam được UNESCO công nhận là DSVH thế giới là: + Cố đô Huế + Phố cổ Hội An + Thánh địa Mĩ Sơn + Vịnh Hạ Long + Nhã nhạc cung đình Huế + Phong Nha- Kẻ Bàng ? Theo em, di sản văn hoá là gì và nó bao gồm những loại nào.? * Di tích lịch sử văn hoá là gì? Danh lam thắng cảnh là gì? - Hs: Trả lời câu hỏi Trả lời câu hỏi Trả lời câu hỏi - Hs: Đọc lại nội dung bài học II. Nội dung bài học 1) Khái niệm: * Di sản văn hoá: - Bao gồm: + DSVH vật thể: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, vịnh Hạ Long... + DSVH phi vật thể: Ca dao, tục ngữ, chữ Hán Nôm, dân ca... - Là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. * Di tích lịch sử văn hoá: Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật ,cổ vật, bảo vật quốc gia * Danh lam thắng cảnh: Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp cảnh quan thiên nhiên và công trình kiến trúc có giá trị lịch sử... TIẾT 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - Gv: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo các nội dung. ? Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hoá. Điều đó có ý nghĩa gì. ? Hãy nêu những qui định của pháp luật về việc bảo vệ di sản văn hoá? ? Bản thân em đã làm gì để góp phần bảo vệ DSVH và DLTC - Gv: Nhận xét, kết luận - Hs: Thảo luận, trả lời. - Là cảnh đẹp, tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống dân tộc, thể hiện công đức của cha ông... Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị của DSVH Có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị DSVH Hs: Đọc lại toàn bộ nội dung bài học 2. Nội dung bài học. a) Khái niệm: b) í nghĩa: - DSVH ...là cảnh đẹp, tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống dân tộc, thể hiện công đức của cha ông... => Cần được bảo vệ và phát huy trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp vào kho tàng DSVH thế giới. c) Những qui định của pháp luật - Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị của DSVH - Chủ sở hữu DSVH có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị DSVH. - Nghiêm cấm các hành vi ( luật 2001) + Chiếm đoạt, làm sai lệch DSVH + Huỷ hoại DSVH + Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử văn hoá + Mua bán, trao đổi vận chuyển trái phép di vật, cổ vật.... Xã hội càng văn minh, càng phát triển thì người ta càng có xu hướng quan tâm đến DSVH. Đó là một nhu cầu của cuộc sống. Thế hệ mai sau có quyền biết được giá trị văn hoá nói chung và DSVH nói riêng. Với trách nhiệm là một công dân tương lai, chúng ta phải biết gìn gữ và phát huy những giá trị văn hóa đó, để làm giàu đất nước, để góp phần làm phong phú hơn văn hoá nhân loại. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo - Gv: Hướng dẫn HS làm các bài tập ? Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn, bảo vệ, hoặc phá hại di sản văn hoá. - Gv: Tổ chức cho HS thảo luận theo các nội dung sau ? Luật DSVH Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào. *Yêu cầu: Em hãy cho biết ý nghĩa đúng về du lịch của nước ta hiện nay ! ? Em đã và sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ DSVH, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. - Gv: Tổng kết toàn bài - Hs: Nêu ý kiến - Hs: Nêu ý kiến a. Giới thiệu đất nước, con người Việt Nam. b. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước c. Phát triển kinh tế xã hội. d. Thương mại hoá du lịch - Hs: Nêu ý kiến Bài tập - Hành vi giữ gìn DSVH:3,7,8,9,11,12 - Hành vi phá hoại: 1,2,4,5,6 - Đáp án đúng : a,b,c - Giữ gìn sạch đẹp các DSVH ở địa phương - Đi tham quan, tìm hiểu - Không vứt rác, vẽ bậy - Tố giác kẻ ăn cắp - Tham gia các lễ hội truyền thống.... - GV:Tổ chức cho HS trò chơi “ Ai nhanh hơn ai” - HS: Chia làm 2 đội thi tìm hiểu tên những di sản văn hoá ở địa phương, Việt Nam và trên thế giới. *Yêu cầu: Mỗi đội tìm 10 tên các địa danh. - HS: Chia đội tham gia trò chơi - GV: Nhận xét, tổng kết HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo - Sưu tầm một số VD về di sản văn hoá của địa phương, của đất nước và trên thế giới. - Tìm hiểu một số qui định của luật pháp nước ta về bảo về di sản văn hoá. 4.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà ( 3p): - Học kĩ nội dung bài học - Hoàn thành các bài tập còn lại. - Ôn tập các nội dung chuẩn bị cho bài kiểm tra 45 phút. Chú ý: Ôn lại toàn bộ các bài học từ đầu học kì II * Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án GDCD 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án GDCD 7 hai cột bài Bảo vệ di sản văn hoá, giáo án chi tiết GDCD 7 bài Bảo vệ di sản văn hoá, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài TBảo vệ di sản văn hoá, giáo án 5 bước GDCD 7 bài Bảo vệ di sản văn hoá, giáo án 5 hoạt động GDCD 7 Bảo vệ di sản văn hoá

Giải bài tập những môn khác