Giải SBT Khoa học 4 kết nối Bài 10 Âm thanh và sự truyền âm thanh

Giải chi tiết sách bài tập Khoa học 4 Kết nối tri thức Bài 10: Âm thanh và sự truyền âm thanh. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước phát biểu đúng.

A. Âm thanh càng truyền đi xa càng to lên.

B. Âm thanh truyền qua chất khí tốt nhất.

C. Âm thanh truyền qua chất rắn kém hơn truyền qua chất lỏng.

D. Các vật phát ra âm thanh đều rung động.

Câu 2: Hình ảnh dưới mô tả thí nghiệm bạn Minh đã thực hiện để tìm hiểu âm thanh truyền đi như thế nào.

Hình ảnh dưới mô tả thí nghiệm bạn Minh đã thực hiện để tìm hiểu âm thanh truyền đi như thế nào.

a) Bạn Minh có nghe được tiếng nhạc trong các trường hợp trên không? Vì sao?

b) Tiếng nhạc đã truyền qua những chất nào đến tai bạn Minh?

c) Bạn Minh đi ra xa bàn thì nghe được tiếng nhạc càng to hơn hay nhỏ đi? Vì sao?

Câu 3: Vì sao khi nói thầm, em nói nhỏ bạn vẫn nghe thấy còn khi gọi bạn ở xa em cần nói to?

Câu 4: Các bạn thảo luận để lựa chọn các vật làm “Điện thoại dây" (hình dưới).

– Bạn Minh chọn hai vỏ lon bằng thiếc và dây thép dài 150 cm.

– Bạn Bình chọn hai hộp bằng bìa và dây nhựa dài 150 cm.

– Bạn Hoa chọn giống bạn Minh nhưng dây thép dài 100 cm.

Cách chọn dụng cụ của bạn nào sẽ làm được điện thoại dây nghe rõ hơn? Vì sao?

 Các bạn thảo luận để lựa chọn các vật làm “Điện thoại dây" (hình dưới).

Câu 5: Sử dụng các từ/cụm từ: âm thanh, chất rắn, chất lỏng, chất khí, ở xa, rung động để điền vào chỗ (...) trong các câu sau cho phù hợp.

Các vật phát ra âm thanh đều (1)……….Âm thanh có thể truyền qua (2)……….,………...,………….Khi ở gần nguồn âm sẽ nghe thấy (3)……….. to hơn khi (4) …………nguồn âm.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập Khoa học 4 Kết nối, Giải SBT Khoa học 4 KNTT, Giải sách bài tập Khoa học 4 Kết nối Bài 10 Âm thanh và sự truyền âm thanh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác