Giải SBT HĐTN 8 kết nối Chủ đề 3 bài 2: Kỹ năng từ chối

Giải chi tiết sách bài tập Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức Chủ đề 3 Trách nhiệm với bản thân: bài 2 Kỹ năng từ chối. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Xác định những tình huống cần từ chối trong các tình huống dưới đây: 

(Đánh dấu X vào tương ứng với tình huống em lựa chọn) 

Trả lời:

a) Bạn rủ đua xe đạp điện.

X

b) Bạn rủ làm những việc em không thích.

X

c) Bạn rủ đi học cùng nhau.

 

d) Bạn rủ vẽ hình lên bức tường công cộng.

X

đ) Bạn rủ chơi trò chơi điện tử vào giờ nghỉ trưa.

X

e) Bạn rủ bán lại những đồ vật cũ không dùng nữa.

 

g) Bạn rủ cùng tham gia một chương trình văn nghệ.

 

h) Nhà bạn cách nhà em một cánh đồng, đường đi rất vắng vẻ. Bạn rủ em tới nhà dự sinh nhật vào buổi tối.

X

i). Người lạ xin đi nhờ xe của em trên đoạn đường vắng vẻ.

X

k). Bạn rủ tham gia hoạt động thiện nguyện.

 

Bài tập 2: Ghi lại những tình huống em đã từ chối hoặc chứng kiến người khác tử chối theo gợi ý trong bảng sau:

Các tình huống cần từ chối

Tình huống em đã từ chối hoặc chứng kiến người khác từ chối 

Cách từ chối

Tình huống nguy hiểm

  

Tình huống vượt quá khả năng

  

Tình huống không phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân

  

Trả lời:

Các tình huống cần từ chối

Tình huống em đã từ chối hoặc chứng kiến người khác từ chối 

Cách từ chối

Tình huống nguy hiểm

Người lạ tự dưng là bạn mẹ và muốn chở em về nhà

Từ chối một cách thẳng thắn, dứt khoát

Tình huống vượt quá khả năng

Bạn rủ em đi chơi trong lúc mẹ em đang ốm và cần em chăm sóc

Từ chối và đưa ra lí do để trì hoãn việc thực hiện

Tình huống không phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân

Các bạn trong nhóm rủ nhau mua món quà đắt tiền tặng cô giáo nhân ngày 20/11

Từ chối và đưa ra phương án khác phù hợp hơn để thay thế

Bài tập 3: Liệt kê ít nhất 3 lợi ích của việc nhận biết được tình huống cần từ chối và thực hiện được kĩ năng từ chối trong tình huống cụ thể.

Trả lời:

  • Không tạo áp lực cho bản thân khi phải cố làm những việc không phù hợp với sở thích, nhu cầu, khả năng của bản thân; 

  • Giữ được mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè; 

  • Bảo vệ được bản thân, tránh được những nguy hiểm có thể xảy ra

Bài tập 4: Nghiên cứu trường hợp sau: 

Cuối tuần này là kết thúc học kì, tổ 1 định tổ chức một buổi đi xem phim ở rạp chiếu phim cách trường khoảng 15 km. Tổ trưởng yêu cầu các bạn đăng kí tham gia và đóng quỹ để chuẩn bị cho buổi hôm đó. Tuy nhiên, Nam không muốn tham gia vì số tiền cần đóng khá cao so với thu nhập hiện tại của bố mẹ Nam. Nam rất bản khoăn, không biết là nên từ chối các bạn trong tổ như thế nào để các bạn vui lòng chấp nhận. Nam đã hỏi ý kiến của anh Minh và được anh gợi ý 3 cách từ chối sau: 

Cách 1: Nói thẳng với bạn tổ trưởng là “Xin lỗi, mình không thể tham gia được". 

Cách 2: Nói với bạn tổ trưởng là: “Hôm đó nhà mình có việc bận rồi, mình không thể sắp xếp tham gia được". 

Cách 3: Nói với bạn tổ trưởng và các bạn trong tổ là: “Đi xem phim sẽ phải đi khá xa, chúng mình đi đông mà không có người lớn đi cùng có thể sẽ không an toàn. Chi bằng chúng ta hãy tổ chức một buổi giao lưu văn nghệ hoặc thể thao với tất cả các bạn trong lớp”. 

Ghi vào bảng ý kiến của em sau khi nghiên cứu tình huống trên:

Cách từ chối

Lời từ chối

Ưu điểm và hạn chế

Từ chối thẳng

  

Từ chối trì hoãn

  

Từ chối thương lượng

  

Trả lời:

Cách từ chối

Lời từ chối

Ưu điểm và hạn chế

Từ chối thẳng

 “Xin lỗi, mình không thể tham gia được". 

Ưu điểm: Từ chối dứt khoát, thể hiện thái độ và suy nghĩ của mình đúng nhất

Nhược điểm: Mất lòng bạn

Từ chối trì hoãn

“Hôm đó nhà mình có việc bận rồi, mình không thể sắp xếp tham gia được". 

Ưu điểm: Từ chối  thể hiện thái độ và suy nghĩ của mình và có lí do cho sự từ chối

Nhược điểm: Mất lòng bạn nhưng không khiến bạn ghét do có lí do

Từ chối thương lượng

“Đi xem phim sẽ phải đi khá xa, chúng mình đi đông mà không có người lớn đi cùng có thể sẽ không an toàn. Chi bằng chúng ta hãy tổ chức một buổi giao lưu văn nghệ hoặc thể thao với tất cả các bạn trong lớp”. 

Ưu điểm: Từ chối không dứt khoát, không thể hiện thái độ và suy nghĩ của mình đúng nhất nhưng lại không làm mất lòng mà có ích cho cả hai bên

Nhược điểm: Có thể ý kiến bạn đưa ra không như mong muốn

Bài tập 5: Vận dụng kiến thức, kinh nghiệm mới về kĩ năng từ chối để đưa ra cách từ chối phủ hợp trong các tình huống dưới đây: 

Tình huống 1. Hôm nay là Chủ nhật, Nguyệt sang nhà cô Hoa hàng xóm chơi. Cô nhờ Nguyệt trông em bé giúp để cô ra chợ mua thức ăn. Nhưng khoảng một tiếng sau cô mới quay về. Sau đó cô lại nhờ Nguyệt trông em bé giúp cô một lúc nữa để cô dọn dẹp nhà cửa. Lúc này Nguyệt không muốn làm nữa, vì em chỉ xin mẹ đi chơi một lát. 

Tình huống 2. Hải là học sinh lớp 8A, có học lực rất tốt, đồng thời cũng là một học sinh tham gia các hoạt động Đoàn, Đội rất tích cực. Hôm nay, Hải được nhà trường khen thưởng với số tiền là 50 000 đồng. Hải định dùng số tiền này để mua một số đồ dùng học tập nhưng các bạn của Hải đề nghị dùng số tiền này đi mua đồ ăn để chúc mừng. 

Tình huống 3. Chuẩn bị đến kì thi giữa học kì, Long cảm thấy rất lo lắng và muốn tập trung vào việc ôn thi. Tuy nhiên, Chủ nhật này nhóm bạn ở lớp học thêm lại muốn tổ chức một buổi dã ngoại.

Trả lời:

Tình huống 1. Nguyệt có thể từ chối trì hoãn: Hôm nay cháu hứa với mẹ chỉ đi chơi một lát, nên giờ cháu phải về kẻo mẹ cháu giận. Hôm khác cháu sẽ giúp cô ạ

Tình huống 2. Hải có thể từ chối thương lượng: Số tiền này tớ muốn mang về và khoe với bố mẹ tớ, sau đó tớ sẽ xin mẹ để mua đồ, bọn mình cùng ăn nhé! 

Tình huống 3. Long có thể từ chối thẳng: Tớ bận rồi, tớ không tham gia được hoặc từ chối trì hoãn: Tớ bận rồi, để lần sau nhé!

Bài tập 6: Ghi lại kết quả rèn luyện kĩ năng từ chối của em trong các tình huống của cuộc sống hằng ngày để chia sẻ với thầy cô, các bạn.

Trả lời:

  • Em đã trở nên tự tin hơn trong việc thể hiện quyết định từ chối. Thay vì lo lắng về phản ứng của người khác, em biết rằng mình có quyền từ chối khi cần.
  •  Em biết cách ưu tiên và chỉ chấp nhận những yêu cầu hoặc hoạt động quan trọng và phù hợp với mục tiêu của mình.
  • Từ chối một cách tôn trọng và chắc chắn có thể tạo ra mối quan hệ tích cực hơn, bởi vì người khác sẽ đánh giá cao sự thành thật và rõ ràng của em.
  • Em học hỏi được cách xử lý các tình huống khác nhau một cách khéo léo và tận dụng cơ hội hơn.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải sbt HĐTN 8 KNTT , giải sbtHĐTN 8 KNTT, giải sách bài tập HĐTN 8 KNTT bài Chủ đề 3 Trách nhiệm với bản thân: bài 2 Kỹ năng từ chối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác