Giải SBT HĐTN 8 kết nối Chủ đề 5 bài 1: Tôn trọng, thuyết phục và ứng xử để người thân hài lòng
Giải chi tiết sách bài tập Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức Chủ đề 5 Em với gia đình: bài 1 Tôn trọng, thuyết phục và ứng xử để người thân hài lòng. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài tập 1: Em đã thực hiện những việc làm, lời nói nào dưới đây để người thân hài lòng?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng với câu trả lời em lựa chọn)
a) Chào hỏi lễ phép ông bà, cha mẹ. | |
b) Quan tâm, hỏi han khi người thân có chuyện vui, buồn, khó khăn. | |
c) Nói lời yêu thương với người thân. | |
d) Nói những lời thể hiện sự tôn trọng người thân. | |
đ) Chăm sóc người thân. | |
e) Giúp đỡ anh chị em. | |
g) Chia sẻ công việc gia đình | |
h) Tự nguyện làm những việc thuộc trách nhiệm của người khác. | |
i) Tự nguyện nhận thiệt thòi về quyền lợi. |
Lời nói, việc làm khác:
Trả lời:
a) Chào hỏi lễ phép ông bà, cha mẹ. | X |
b) Quan tâm, hỏi han khi người thân có chuyện vui, buồn, khó khăn. | X |
c) Nói lời yêu thương với người thân. | X |
d) Nói những lời thể hiện sự tôn trọng người thân. | X |
đ) Chăm sóc người thân. | X |
e) Giúp đỡ anh chị em. | X |
g) Chia sẻ công việc gia đình | X |
h) Tự nguyện làm những việc thuộc trách nhiệm của người khác. | |
i) Tự nguyện nhận thiệt thòi về quyền lợi. |
Lời nói, việc làm khác:
Tôn trọng quyền riêng tư của người thân
Khi người thân đạt được thành tựu hoặc có những khoảnh khắc đáng nhớ, em có thể chúc mừng và chia vui cùng họ.
Bài tập 2: Làm thế nào để thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của người tin thân trong gia đình?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng với câu trả lời em lựa chọn)
a) Lắng nghe ý kiến của người thân. | |
b) Đặt mình vào vị trí của người nói để thấu hiểu. | |
c) Biết thừa nhận sự hợp lí, thiện chí trong ý kiến của người thân. | |
d) Nói lời cảm ơn người thân về những ý kiến hợp lí, thiện chí. | |
đ) Làm theo/ thực hiện những ý kiến phù hợp của người thân. |
Cách thực hiện khác:
Trả lời:
a) Lắng nghe ý kiến của người thân. | X |
b) Đặt mình vào vị trí của người nói để thấu hiểu. | X |
c) Biết thừa nhận sự hợp lí, thiện chí trong ý kiến của người thân. | X |
d) Nói lời cảm ơn người thân về những ý kiến hợp lí, thiện chí. | X |
đ) Làm theo/ thực hiện những ý kiến phù hợp của người thân. | X |
Cách thực hiện khác: Tránh tranh luận hoặc xung đột mạnh mẽ khi có ý kiến khác nhau, thay vào đó, thử tìm ra điểm chung và hiểu được quan điểm của nhau.
Bài tập 3: Làm thế nào để thuyết phục người thân trong gia đình?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng với câu trả lời em lựa chọn)
a) Chọn thời điểm thích hợp khi người thân cởi mở, có tâm trạng tốt nhất. | |
b) Đưa ra những phương án hợp tình, hợp lí. | |
c) Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc để thuyết phục. | |
d) Bình tĩnh khi có ý kiến trái chiều. | |
đ) Nêu dẫn chứng, lập luận kèm theo quan điểm của mình. | |
e) Tác động đến tình cảm huyết thống để dễ thuyết phục |
Cách thực hiện khác:
Trả lời:
a) Chọn thời điểm thích hợp khi người thân cởi mở, có tâm trạng tốt nhất. | X |
b) Đưa ra những phương án hợp tình, hợp lí. | X |
c) Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc để thuyết phục. | X |
d) Bình tĩnh khi có ý kiến trái chiều. | X |
đ) Nêu dẫn chứng, lập luận kèm theo quan điểm của mình. | X |
e) Tác động đến tình cảm huyết thống để dễ thuyết phục |
Cách thực hiện khác:
Lắng nghe người thân một cách tận tâm để hiểu rõ hơn về quan điểm của họ và tìm điểm chung.
Thể hiện sự tôn trọng đối với quan điểm của họ, dù có đồng tình hay không.
Đề xuất các giải pháp đáp ứng cả hai lợi ích của em và người thân.
Bài tập 4: Đề xuất cách xử lí thể hiện sự tôn trọng và thuyết phục người thân trong các tình huống dưới đây:
Tình huống 1. Chỉ muốn đăng kí tham gia nhóm tình nguyện viên tuyên truyền bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Tuy nhiên, bố mẹ Chi không đồng ý vì cho rằng nhiệm vụ chính của Chi là học tập, không cần tham gia hoạt động nào cả.
Tình huống 2. Bình chia sẻ với gia đình về dự định muốn tham gia làm cộng tác viên của một mối kinh doanh nhỏ lẻ. Mọi người trong gia đình không ủng hộ và nói thẳng là không tin Bình sẽ thành công.
Tình huống 3. Hôm nay em trai của Hoà bỏ học vì mải chơi trò chơi điện tử. Bố mẹ Hoà rất bực và giận em. Hoà cũng buồn về em lắm.
Trả lời:
Tình huống 1. Nếu là Chi, em cần nói để bố mẹ hiểu rằng em biết bố mẹ thương em, chỉ muốn em dành thời gian tập trung vào nhiệm vụ học tập. Sau đó, em cần thưa với bố mẹ là em có nhu cầu tham gia nhóm tình nguyện viên tuyên truyền bảo vệ môi trường trong cộng đồng để được đóng góp phần nào sức mình vào việc bảo vệ môi trường. Em tiếp tục thuyết phục bố mẹ rằng nếu chỉ tập trung vào học sẽ không thể phát triển toàn diện và Tin không có cơ hội phát triển các kĩ năng mềm khác, cho nên em mong rằng Earn bố mẹ thấu hiểu nhu cầu và nguyện vọng của em mà đồng ý.
Tình huống 2. Nếu là Bình, em cần bình tĩnh thể hiện sự thông cảm và tìm hiểu vì sao mọi người trong gia đình chưa ủng hộ Bình (có thể vì làm cộng tác viên của những mối kinh doanh nhỏ lẻ chưa phổ biến). Bình cần sưu tầm minh chứng về sự thành công của những người làm cộng tác viên cho những mối kinh doanh để chứng minh và thuyết phục gia đình ủng hộ Bình làm cộng tác viên của những mối kinh doanh nhỏ lẻ.
Tình huống 3. Nếu là Hoà, em cần chia sẻ nỗi buồn của bố mẹ về em trai. Tuy nhiên, Hoà cần động viên bố mẹ bớt giận và thuyết phục bố mẹ hãy tin rằng em trai sẽ thay đổi và hứa rằng Hoà sẽ khuyên nhủ, theo sát giúp đỡ em tiến bộ dần, giúp em tuyệt đối không bỏ học và lạm dụng chơi trò chơi điện tử nữa.
Bài tập 5: Ghi lại kết quả rèn luyện kĩ năng thuyết phục, tôn trọng và ứng xử để người thân hài lòng.
Trả lời:
- Rèn luyện kỹ năng thuyết phục giúp em có khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và ấn tượng hơn.
- Mọi người cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng, điều này làm cho mối quan hệ gia đình trở nên gắn kết hơn.
- giúp mọi người cảm thấy hạnh phúc và thoải mái trong gia đình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận