Giải SBT HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 4 Trách nhiệm với gia đình

Giải chi tiết sách bài tập Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Chủ đề 4 Trách nhiệm với gia đình. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hoạt động 1. Quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình

Câu 1: Hãy tự đánh giá mức độ quan tâm của em đến người thân trong gia đình mình theo bảng sau. Với mỗi câu trả lời “Có”, em được 5 điểm; câu trả lời “Không”, được 1 điểm.

Câu hỏi trắc nghiệm

Không

Em có thể kể tên những công việc bố, mẹ thường làm vào cuối tuần không?

  

Em có biết món ăn yêu thích của bố, mẹ, anh / chị / em mình không?

  

Em có biết hằng ngày bố mẹ làm những công việc nào trước khi đi làm và sau khi đi làm về không?

  

Em có nêu được sở thích lúc rảnh rỗi của bố hoặc mẹ không?

  

Em có nhớ lần gần nhất mình đến thăm ông, bà nội / ngoại là khi nào không?

  

Em có nhớ được lần gần nhất mình tặng quà cho bố, mẹ hoặc ông, bà là nhân dịp gì không?

  

Câu 2: Em và các bạn cùng nhau đánh giá kết quả hoạt động 1 dựa vào số điểm đạt được.

Em có bao nhiêu câu trả lời “Có”? ……… Điểm số là: ………

Thử so sánh bảng trả lời của mình với bạn bên cạnh nhé!

Câu 3: Ở nhà, em thường làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân?

Hoạt động 2. Tìm hiểu về cách hoà giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Câu 1: Trong cuộc sống, khó có thể tránh những tình huống có xung đột, mâu thuẫn trong gia đình. Hãy viết vào bảng dưới đây một tình huống mà em từng trải qua (hoặc chứng kiến).

  • Đặt tên cho tình huống.
  • Thời gian xảy ra.
  • Mâu thuẫn, xung đột.
  • Lý do xảy ra xung đột.
  • Kết thúc tình huống là.

Câu 2: Theo em khi xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, có thể áp dụng những cách thức nào để giải quyết? (Nêu thêm những cách khác ngoài SGK).

Đề xuất cách giải quyết mâu thuẫn giữa ông bà / bố mẹ với con cái

 

Đề xuất cách giải quyết mâu thuẫn giữa các anh / chị / em

 

 

Hoạt động 3. Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân

Câu 1: Sau khi quan sát các tình huống đóng vai thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến người thân, em có cảm nghĩ gì? Liên hệ với những hành động tương tự của bản thân em trong gia đình.

 Sau khi quan sát các tình huống đóng vai thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến người thân, em có cảm nghĩ gì?  Sau khi quan sát các tình huống đóng vai thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến người thân, em có cảm nghĩ gì?

Câu 2: Ghi chép lại những việc em làm được trong một tuần để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình mình vào các ô dưới đây:

Thứ Hai

 

Thứ Ba

 

Thứ Tư

 

Thứ Năm

 

Thứ Sáu

 

Thứ Bảy, Chủ nhật

 

Hoạt động 4. Thực hành hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Câu 1: Hãy thử đưa ra đề xuất của em để hoá giải mâu thuẫn, xung đột gia đình trong những tình huống sau:

Tình huống 1: Xung đột ý kiến khi bố mẹ can thiệp gay gắt vào quan hệ bạn bè của con.

 

Tình huống 2: Bất đồng quan điểm giữa bố mẹ và các con về việc con dành thời gian tham gia các hoạt động tập thể, ngoại khóa của nhà trường và cộng đồng.

 

Tình huống 3: Mâu thuẫn giữa các thành viên gia đình về định hướng nghề nghiệp của con.

 

Câu 2: Em có cảm nhận, suy nghĩ gì khi nghe các bạn chia sẻ về cách thức hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình?

Hoạt động 5. Tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình

Câu 1: Liên hệ với bản thân, em hãy liệt kê những biểu hiện của sự tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình.

Câu 2: Giả sử bản thân mình ở trong các tình huống dưới đây, em sẽ làm gì để thể hiện sự tự giác và trách nhiệm?

Tình huống 1: Bố mẹ có việc đột xuất phải làm thêm ở cơ quan vào cuối tuần. Ở nhà chỉ có mỗi Hoàng và em nhỏ.

 

Tình huống 2: Khôi phát hiện một đồ dùng cần thiết hằng ngày của gia đình bị hỏng.

 

Tình huống 3: Nhi trông coi cửa hàng kinh doanh của gia đình trong khi bố mẹ đi vắng. Khách đem hàng đến phàn nàn và đòi đổi, trả hàng vì hàng bị lỗi.

 

 

Hoạt động 6. Tổ chức, sắp xếp hợp lý công việc gia đình

Câu 1: Hiện tại, em đang thực hiện việc tổ chức, sắp xếp công việc trong gia đình mình như thế nào? Hãy viết tóm tắt vào bảng dưới đây.

Cách thức tổ chức, sắp xếp công việc trong gia đình của em

Việc học của bản thân

Tham gia làm việc nhà

Những công việc khác (giúp đỡ ông bà / cô chú / anh chị em; việc đột xuất; …)

   

Câu 2: Dựa vào những gợi ý trong SGK trang 37, thử nhận diện những điểm chưa phù hợp trong cách tổ chức, sắp xếp công việc trong gia đình của em và điều chỉnh lại.

  • Đặt thứ tự ưu tiên cho các công việc (việc quan trọng hoặc việc gấp thì cần làm trước);
  • Quản lý thời gian hiệu quả (phân phối thời gian hợp lý cho từng loại công việc khác nhau, tùy thuộc vào mức độ quan trọng của công việc);
  • Phân chia công việc phù hợp với thời gian biểu và khả năng thực hiện của từng thành viên gia đình;
  • Luôn quan tâm và ưu tiên việc chăm sóc, giúp đỡ người già, trẻ em, người có sức khoẻ yếu trong gia đình;

Hoạt động 7. Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập gia đình

Câu 1: Tham khảo gợi ý trong SGK trang 38, hãy lập một kế hoạch chi tiêu trong một tháng phù hợp với thu nhập của gia đình em và bảo đảm mục tiêu tiết kiệm tài chính.

  • Bước 1: Mô tả tình hình tài chính hiện tại (tình hình kinh tế gia đình, số tiền bản thân đang có)
  • Bước 2: Xác định những khoản cần chi tiêu (khoản cần thiết, cố định hàng tháng/tuần; khoản cho học tập; khoản tiết kiệm, dự phòng; khoản cho vui chơi giải trí; khoản chi phát sinh;...)
  • Bước 3: Tính toán việc chi tiêu cụ thể cho từng khoản, căn cứ vào tổng số tiền hiện có
  • Bước 4: Rà soát, điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu để bảo đảm sự hợp lý, tiết kiệm, phù hợp với thu nhập của gia đình

KẾ HOẠCH CHI TIÊU

Tháng …

Tuần 1

Tuần 2

  

Tuần 3

Tuần 4

  

Câu 2: Em có nhận xét gì về kế hoạch chi tiêu của các bạn trong lớp?

Hoạt động 8. Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân

Câu 1: Em có những thuận lợi, khó khăn gì khi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã lập?

Câu 2: Theo em, bản kế hoạch tài chính cá nhân của mình có điểm nào chưa hợp lý, cần điều chỉnh? Đề xuất cách điều chỉnh của em.

Câu 3: Em tự đánh giá việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã lập của mình như thế nào?

Hoạt động 9. Trở thành người chủ gia đình tương lai

Câu 1: Đề xuất một ý tưởng mà em muốn thực hiện khi trở thành người chủ gia đình trong tương lai (tham khảo gợi ý trong SGK trang 39) và chia sẻ với các bạn. Hãy viết tóm tắt ý tưởng đó theo mẫu dưới đây.

Gợi ý:

  • Giúp thành viên gia đình luôn gắn kết, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau;
  • Góp phần hoá giải mâu thuẫn trong gia đình; 
  • Khuyến khích các thành viên tham gia hoạt động lao động của gia đình; 
  • Tạo điều kiện cho các thành viên sắp xếp công việc gia đình hợp lý, khoa học;  
  • Thực hiện phương án, kế hoạch chi tiêu hợp lý, tiết kiệm tài chính cho gia đình.

Ý TƯỞNG MÀ EM DỰ ĐỊNH THỰC HIỆN:

Mục đích

 

Cách thực hiện

 

Dự kiến kết quả

 

Những người tham gia thực hiện ý tưởng

 

 

Câu 2: Nêu cảm nhận của em khi được nghe các bạn chia sẻ những ý tưởng khác.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn sách bài tập Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 , Giải SBT HĐTN 11 CD, Soạn sách bài tập Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Chủ đề 4 Trách nhiệm với gia đình

Bình luận

Giải bài tập những môn khác