Giải ngắn gọn KTPL 11 kết nối bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử
Giải siêu ngắn bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử sách KTPL 11 kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
MỞ ĐẦU
Quyền bầu cử và quyền ứng cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Thông qua việc thực hiện quyền bầu cử và Ứng cử, công dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình trong việc góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương.
Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết vì sao nói ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là ngày hội toàn dân?
Trả lời:
Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là ngày hội toàn dân, vì:
- Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là bầu ra người đại diện, thay mặt toàn thể Nhân dân xây dựng Hiến pháp, Pháp luật, giám sát các cơ quan chính quyền và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và của các địa phương sao cho phù hợp nhất với tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, để bộ máy Nhà nước thực sự là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
- Mỗi cử tri đi bỏ phiếu, không chỉ là bầu chọn người đại diện cho chính mình mà còn là chọn người đại diện cho Nhân dân cả nước, bầu người đại diện cho nhân dân cả tỉnh, thành phố, địa phương của mình
- Quyết định bầu chọn của mỗi cử tri là quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước và của chính gia đình mình, cá nhân mình. Không ai có thể thay và không ai có quyền thay công dân để thực hiện việc bầu chọn đó.
KHÁM PHÁ
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử
a. Quyền của công dân về bầu cử
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
"Hiến pháp năm 2013...các quy định về trình tự bầu cử và thể thức bầu cử;..."
(1) Em hãy cho biết, các chủ thể trong trường hợp 3 và 4 đã thực hiện quyền bầu cử như thế nào?
(2) Theo em, công dân có những quyền gì về bầu cử? Nêu ví dụ minh hoạ về việc thực hiện tốt những quyền đó trong cuộc sống.
Trả lời:
(1)
- Trong trường hợp số 3, anh A đã thể hiện sự trách nhiệm của một công dân thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về các ứng viên để đưa ra quyết định bầu cử đúng đắn và có kiến thức về vai trò và trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Thông tin số 4 cho thấy các hội viên Chi hội Phụ nữ ở huyện Phú Xuyên đã tham gia vào việc tìm hiểu và nắm bắt các thông tin quan trọng liên quan đến quyền bầu cử. Họ đã tham dự Hội nghị tuyên truyền và phổ biến Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, từ đó có kiến thức về nguyên tắc, tiêu chuẩn, và quyền nghĩa vụ của cử tri trong bầu cử. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội và Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để công dân tham gia vào quá trình bầu cử.
(2)
- Công dân có các quyền về bầu cử như: tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật; tổ cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử; khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân; tham gia hội, họp, tự do ngôn luận, báo chí về bầu cử theo quy định của pháp luật;...
- Ví dụ: Người dân tham gia các hội nghị, các cuộc họp tuyên truyền phổ biến về bầu cử; người dân viết bài chia sẻ cảm nghĩ tích cực của bản thân về bầu cử...
b. Quyền của công dân về ứng cử
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
"Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015...đóng góp hết sức mình vì sự phát triển của Thủ đô và lợi ích quốc gia, dân tộc."
(1) Em hãy cho biết, các chủ thể trong trường hợp 2 và 3 đã thực hiện quyền của công dân về ứng cử như thế nào?
(2) Theo em, công dân có những quyền gì vê ứng cử? Hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền của công dân về ứng cử.
Trả lời:
(1)
- Trong trường hợp số 2, chị M đã thể hiện sự trách nhiệm của một công dân thông qua việc tự tìm hiểu và nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến việc ứng cử. Chị đã chia sẻ kế hoạch và dự định của mình với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, đồng thời bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ và tạo điều kiện để tham gia vào cuộc bầu cử một cách hiệu quả.
- Thông tin số 3 cho thấy các ứng cử viên đại biểu Quốc hội đã thực hiện quyền của công dân bằng cách tiếp xúc và tương tác trực tiếp với cử tri trong khu vực bầu cử của họ, trình bày chương trình hành động và tiến hành vận động bầu cử theo đúng quy định của pháp luật. Điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm và tôn trọng quyền của cử tri trong việc lựa chọn đại biểu.
(2)
- Công dân có các quyền về ứng cử như:
Bình đẳng giới về ứng cử;
Tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin về ứng cử theo quy định của pháp luật;
Tố cáo về người ứng cử; khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử;
Giám sát việc thực hiện pháp luật về bầu cử...
- Ví dụ: Công dân nam, nữ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; công dân gửi đơn khiếu nại khi phát hiện danh sách người ứng cử sai sót;...
c. Nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
"Hiến pháp năm 2013...Anh K cảm thấy rất vui vì nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các cử tri ở địa phương."
(1) Trong trường hợp 3 và 4, các chủ thể đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử như thế nào?
(2) Theo em, công dân có nghĩa vụ gì về bầu cử và ứng cử? Nêu ví dụ minh hoạ về việc thực hiện tốt nghĩa vụ đó.
Trả lời:
(1)
- Trong trường hợp 3, việc hai vợ chồng con trai bà Q sắp xếp công việc để đi bỏ phiếu bầu cử là một việc làm có trách nhiệm của công dân. Điều này đảm bảo rằng họ tham gia vào cuộc bầu cử và thể hiện trách nhiệm công dân trong việc lựa chọn đại biểu và đóng góp vào quyết định của đất nước.
- Trong trường hợp 4, việc anh K tham gia vào hoạt động vận động bầu cử một cách dân chủ, công khai, và đúng pháp luật là một cách quan trọng để đảm bảo quá trình bầu cử diễn ra trật tự, an toàn xã hội, và công bằng.
(2)
- Công dân có các nghĩa vụ về bầu cử, ứng cử như:
Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử;
Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử;
Không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;
Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng
- Ví dụ: Khi tham gia bỏ phiếu bầu cử, công dân không được gây rối trật tự công cộng, không được phép ngăn cản người khác bỏ phiếu...; khi thực hiện quyền ứng cử, công dân không được sử dụng thủ đoạn xấu để làm giảm uy tín của những ứng viên khác...
2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
"Luật bầu cử đại biêu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015...phải tổ chức bầu cử lại, gây lãng phí ngân sách nhà nước và gây khó khăn cho nhiều cử tri trong việc sắp xếp thời gian, công việc để thực hiện quyền công dân của mình."
(1) Các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử?
(2) Ngoài những hậu quả trên, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử còn có thể dẫn đến những hậu quả nào khác? Giải thích và nêu ví dụ minh hoạ.
(3) Em hãy chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử hoặc ứng cử mà em biết và rút ra bài học cho bản thân.
Trả lời:
(1)
Thông tin 1 và 2 đã thể hiện rõ những hậu quả pháp lí của việc vi phạm quyền và nghĩa vụ bầu cử và ứng cử của công dân. Cụ thể, các hành vi vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Trong trường hợp 3, hành vi gian lận của ông T đã gây ra nhiều hậu quả xấu, không chỉ là việc bị kỷ luật và khởi tố hình sự, mà còn ảnh hưởng đến quá trình bầu cử và gây lãng phí ngân sách của nhà nước. Điều này làm mất đúng tính minh bạch, công bằng và trật tự trong quá trình bầu cử và ảnh hưởng đến quyền công dân của nhiều người trong việc tham gia bầu cử.
(2)
- Hành vi vi phạm quyền bầu cử và ứng cử của công dân gây ra những hậu quả tiêu cực khác như:
Ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí nhà nước;
Gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
Hoãn ngày bầu cử; xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân, cá biệt làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, kinh tế, công việc của công dân;...
- Ví dụ: Hành vi tung tin đồn vu khống sai sự thật về người ứng cử sẽ khiến người ứng cử bị hiểu nhầm, uy tín, danh dự sụt giảm, mất lòng tin của cử tri; Hành vi dùng tiền bạc để mua chuộc cử tri sẽ khiến người thực hiện hành vi bị xử phạt theo quy định của pháp luật...
(3)
- Trường hợp: Ông B là thành viên tổ bầu cử đại biểu HĐND cấp xã. Khi thấy chị H và các nhân viên của mình viết phiếu bầu, ông B đã đề nghị chị H và các nhân viên bầu cho anh T là cháu trai của mình.
- Bài học: Nghiêm túc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?
a. Tất cả người dân từ đủ 18 tuôi trở lên đang sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đẳng nhân dân các cấp.
b. Công dân thực hiện tốt quyền bầu cử là gián tiếp tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
c. Học sinh chưa đủ 18 tuổi không có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử.
d. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử là góp phần xây dựng, phát triển bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh.
Trả lời:
a. Sai, vì chỉ có những công dân Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi, năng lực dân sự, phẩm chất đạo đức, năng lực pháp lí,... theo quy định của pháp luật mới có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
b. Đúng, bầu cử cho phép công dân thể hiện quyền làm chủ và tham gia vào việc quản lý xã hội bằng cách bỏ phiếu để lựa chọn người đại diện của họ trong cơ quan quyền lực Nhà nước.
c. Sai, vì HS chưa đủ 18 tuổi vẫn phải có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu củ, ứng cử như: được tiếp cận thông tin về bầu cử, ứng cử theo quy định; tuân thủ quy định Hiến pháp và pháp luật về bầu cử, ứng cử,...
d. Đúng, vì tham gia tích cực vào quá trình bầu cử và ứng cử giúp công dân chọn lựa các đại biểu có năng lực và phẩm chất đạo đức để đại diện cho họ, đóng góp vào xây dựng và phát triển bộ máy nhà nước.
Câu 2: Các chủ thể dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm quyển và nghĩa vụ của công dân bầu cử và ứng cử? Vì sao?
a. Anh A tự ý viết và bỏ phiếu bầu cử thay cho người thân bị bệnh nặng.
b. Chị X đăng thông tin sai sự thật về ứng viên ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã lên mạng xã hội.
c. Chú M chủ động liên hệ cán bộ Tổ bầu cử nhờ hướng dẫn, giải đáp những thông tin về bầu cử chưa nắm rõ.
d. Ông P yêu cầu người thân không bỏ phiếu bầu cử cho người có mâu thuẫn với mình.
e. Bà Q vận động mọi người bỏ phiếu bầu cho chồng mình và hứa sẽ tặng quà cảm ơn.
Trả lời:
a. Anh A đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử. Hành động tự ý viết và bỏ phiếu thay cho người khác là vi phạm quy định của pháp luật về quyền bầu cử và có thể gây mất cơ hội cho người khác tham gia vào quá trình bầu cử.
b. Chị X đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Hành động vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm quyền của người khác, và có thể gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín và công việc của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã.
c. Chú M đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử. Hành động tiếp cận thông tin về bầu cử và ứng cử giúp chú M hiểu rõ hơn các quy định về bầu cử và có khả năng thực hiện quyền bầu cử của mình.
d. Ông P đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử. Hành động xâm phạm quyền bầu cử của người khác là vi phạm quy định của pháp luật và có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.
e. Bà Q đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử. Hành động mua chuộc cử tri là một vi phạm nghiêm trọng của quy định về bầu cử và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả bầu cử.
Câu 3: Em hãy xử lí tình huống sau:
"Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trùng với ngày cưới của chị gái M nên một số thành viên trong nhà dự định sẽ không đi bỏ phiếu, dành thời gian tập trung lo công việc gia đình. Anh họ của M còn nói rằng bầu cử là việc chung của cả nước, thiếu một vài lá phiếu cũng không ảnh hưởng gì nhiều, mọi người không đi bỏ phiếu cũng không ai biết."
Nếu là M, trong tình huống này, em sẽ làm gì để mọi người trong gia đình thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử?
Trả lời:
- Nếu là M, em sẽ:
Nhẹ nhàng bày tỏ thái độ không đồng tình với ý kiến của anh họ, giải thích cho các thành viên trong gia đình hiểu về quyền bầu cử của mỗi công dân và là hình thức để công dân tham gia vào việc quản lí nhà nước và xã hội.
Động viên, khuyến khích mọi người sắp xếp thời gian để đi bỏ phiếu, thực hiện tốt quyền công dân của mình.
Câu 4: Em hãy tư vấn để giúp các chủ thể dưới đây thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ bầu cử
a. Gần đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh K cảm thấy rất lo lắng. Anh không biết chữ nên không biết phải làm sao để có thể tham gia bỏ phiếu bầu cử như mọi người.
b. Chị P (20 tuổi) không may bị khuyết tật vận động bằm sinh nên luôn phải nhờ người thân giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày. Gần đây, chị P nghe nhiều người bàn luận về việc tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì mới nên rất băn khoăn. Chị không biết mình có được tham gia bỏ phiếu hay không và nếu được tham gia thì phải làm gì để thực hiện đúng quy định của pháp luật.
c. Ngày mai sẽ diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhưng cụ X (hơn 90 tuổi) cảm thấy không vui. Cụ sợ mình già yếu, đi lại không thuận tiện nên không thể tham gia bỏ phiếu bầu như mọi người.
Trả lời:
a. Anh K có thể nhờ người khác đọc thông tin về ứng cử viên và viết phiếu bầu theo ý anh, sau đó anh tự mình bỏ phiếu.
b. Chị P có quyền tham gia bầu cử và có thể nhờ người thân hỗ trợ hoặc yêu cầu Tổ Bầu cử mang phiếu và hòm phiếu đến nơi chị ở để chị có thể bỏ phiếu.
c. Cụ X, nếu không thể di chuyển đến nơi bỏ phiếu, sẽ được Tổ Bầu cử mang hòm phiếu và phiếu bầu cử đến nơi cụ ở để cụ có thể bỏ phiếu theo quy định.
Câu 5: Hãy kể những việc em cùng người thân đã làm để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử.
Trả lời:
Việc em và người thân thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử bao gồm:
1. Tìm hiểu thông tin về ứng viên trước khi bầu cử để có quyết định thông suốt.
2. Tham gia bầu cử hoặc ứng cử khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
3. Tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về bầu cử và ứng cử.
4. Phê phán và chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến bầu cử và ứng cử.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Em hãy thiết kế một sản phẩm truyền thông (tranh vẽ, khẩu hiệu, clip...) để tuyên truyền về hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Trả lời:
Tham khảo sản phẩm: Infographic với chủ đề “Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân”
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận