Giải ngắn gọn KTPL 11 kết nối bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực
Giải siêu ngắn bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực sách KTPL 11 kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Bình đẳng giới là sự bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, trong gia đình,... Việc thực hiện bình đẳng giới đã mang lại những thay đổi tích cực trong đời sống của mỗi giới, mỗi gia đình, tạo cơ hội cho sự phát triển của mỗi công dân cũng như sự phát triển kinh tế — xã hội của đất nước.
Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về những việc làm của các thành viên trong gia đình em thể hiện được sự bình đẳng giới.
Trả lời:
Cả bố và mẹ phải hiểu rằng việc học hành là cần thiết đối với cả trẻ em gái và trẻ em trai, việc phân biệt đối xử giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong giáo dục là vi phạm quyền trẻ em.
Khi vợ mang thai người chồng cần: giúp vợ làm việc nhà; đưa vợ đi khám thai; đảm bảo dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, động viên tinh thần cho vợ; không để vợ tiếp xúc với chất độc hại như phun thuốc trừ sâu…
Sau khi sinh: vợ, chồng lựa chọn một biện pháp tránh thai phù hợp; cùng chăm sóc, nuôi dạy con với tất cả tình yêu thương và khả năng tốt nhất; cha và mẹ tạo điều kiện để các con được tiếp cận các thông tin về chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên.
Trong gia đình, quyết định quan trọng thường được đưa ra sau khi thảo luận và lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người, bao gồm cả bố mẹ và con cái.
KHÁM PHÁ
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực
a. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
(1) Luật Bình đẳng giới năm 2006
Điều 11. Bình đẳng giới trong lĩnh vục chính trị (trích)
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lí nhà nước, tham gia hoạt động xã hội;
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị — xã hội, tổ chức chính trị xã hội — nghề nghiệp, tô chức xã hội, tô chức xã hội — nghề nghiệp.
(2) Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 18 — 12 — 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới
Điều 6. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị (trích)
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chinh trị — xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;
(3) Báo cáo của Hội đồng abauf cử quốc gia cho biết: nữ đại biểu Quốc hội kháo XV là 151/499 đại biểu, chiếm 30,26%. Đối với nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021-2026: cấp tỉnh có 1079/3721 đại biểu, chiếm 29%; cấp huyện có 6584/22550 đại biểu, chiếm 29,2%; cấp xã có 69 487/239788 đại biểu, chiếm 28, 985%.
(Hội đồng bầu cử quốc gia, Báo cáo Tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quocos hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân đân các cấp nhiệm kì 2021-2026, ngày 14-7-2021).
(4) Khi biết chị M được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, ông N cho rằng chị là phụ nữ, không có đủ trình độ, năng lực đề trở thành đại biểu Hội đồng nhân dân nên đã nhiều lần tung tin đồn chị M có hành vi dùng tiền chạy để được đưa vào danh sách ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
1/ Từ thông tin 3, em có nhận xét gì về việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ờ nước ta?
2/ Ờ trường hợp 4, theo em hành vi của ông N có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vục chính trị không? Hậu quả mà ông N có thể phải chịu trách nhiệm khi thục hiện hành vi này là gì? VÌ sao?
3/ Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vục chính trị ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
(1) Từ thông tin 3, việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta vẫn đang được thực hiện mặc dù tỉ lệ chưa được cao nhưng đã thể hiện được việc nhà nước tích cực trong việc thực hiện bình đẳng giới.
(2)
- Ở trường hợp 4, theo em hành vi của ông N có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
- Hậu quả mà ông N có thể phải chịu trách nhiệm khi thực hiện hành vi tung tin đồn chị M có hành vi dùng tiền chạy để được đưa vào danh sách ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Vì ông M đã phân biệt giới và vi phạm quyền bình đẳng giới; đồng thời ông N còn vi phạm tới danh dự, nhân phẩm của chị M.
(3) Ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta hiện nay:
- Bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội: Bà Kim Ngân là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nước ta giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội. Điều này thể hiện sự tiến bộ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới ở lĩnh vực chính trị.
- Trong các cơ quan dân cử: Nghị quyết số 11-NQ/TW đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và nữ đại biểu Quốc hội đạt 35-40%. Tuy nhiên trên thực tế, tỷ lệ đó còn rất hạn chế: tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV là 26,72%; tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 đạt 26,54%; tỷ lệ nữ chủ tịch Hội đồng nhân dân ở mỗi cấp dao động trong khoảng 6%. Tỷ lệ nữ giới giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh, huyện khoảng 20%. Tỷ lệ này ở cấp xã thấp hơn (khoảng 14%). Mặc dù tỷ lệ phụ nữ là chủ tịch/phó chủ tịch các cơ quan dân cử có xu hướng tăng lên nhưng không mang tính ổn định và chưa tương xứng với tỷ lệ nữ giới.
- Trong bộ máy hành chính nhà nước: tính đến tháng 8/2017, có 12/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nữ cán bộ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt, đạt tỷ lệ 40% (giảm 7% so với năm 2015).
b) Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
(1) Luật Bình đẳng giới năm 2006
Điều 12. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế (trích)
1. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trưởng và nguồn lao động.
(2) Bố mẹ A đều là doanh nhân. Cả hai đều thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh riêng của mình nhưng ông bà nội của A muốn mẹ A nghỉ kinh doanh để chăm lo việc nhà.
1/ Theo em, mong muốn của ông bà nội A có phù hợp với quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế không ? Vì sao?
2/ Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
1/ Mong muốn của ông bà nội A không phù hợp với quy định về bình đẳng giới trong kinh doanh. Bình đẳng giới đảm bảo quyền kinh doanh không phân biệt giới tính.
2/ Ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế ở nước ta hiện nay:
Nam và nữ được coi là bình đẳng trong việc thành lập và quản lý doanh nghiệp, tiếp cận thông tin, vốn, thị trường, và lao động.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, phụ nữ thường thấp hơn nam giới trong xã hội và thường làm việc trong các ngành có thu nhập thấp, ít tiếp cận nguồn lực sản xuất và cơ hội việc làm.
Khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ ở Việt Nam đang gia tăng, với thu nhập trung bình của nam cao hơn khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng so với nữ vào năm 2021.
c. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
(1) Luật Bình đẳng giới năm 2006
Điều 13. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động (trích)
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn. độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
(2) Bộ luật Lao động năm 2019
Điều 90. Tiền lương (trích)
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
(3) Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 18— 12-2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.
Điều 8. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động (trích)
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định.
(4) Trường Mầm non dân lập B có nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo, tăng thêm số lớp học trong trường. Đề đáp ứng nhu cầu nảy, nhà trường đã thông báo tuyển dụng thêm giáo viên. Trong thông báo tuyển dụng ghi rõ: Nhà trường chỉ tuyển dụng giáo viên nữ.
1/ Em hãy cho biết, nội dung quy định tại khoản 3 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 nhằm mục đích gì? Vì sao?
2/ Thông báo tuyển dụng giáo viên của Trường Mầm non dân lập B có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động không? Trường Mầm non dân lập B có thể phải chịu hậu quả gì về hành vi này? Vì sao?
3/ Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
1/ Nội dung quy định tại khoản 3 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 nhằm mục đích thực hiện đúng quyền bình đẳng giới theo pháp luật quy định.
2/ Thông báo tuyển dụng giáo viên của Trường Mầm non dân lập B có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Trường Mầm non dân lập B có thể phải chịu hậu quả trước pháp luật vì đã vi phạm vào quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
3/ Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ở nước ta hiện nay:
- Chính phủ và doanh nghiệp thúc đẩy chương trình bình đẳng giới, bao gồm việc thúc đẩy đào tạo và cơ hội làm việc cho nam và nữ, đảm bảo lương bình đẳng giới và hỗ trợ công việc từ xa cho phụ nữ có con nhỏ.
- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
d. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
(1) Luật Bình đẳng giới năm 2006
Điều 14. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (trích)
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo. bồi dưỡng.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
(2) Luật Giáo dục năm 2019
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân (trích)
1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đỉnh, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
(3) Số lao động nam của công ty X ít hơn số lao động nữ. Với mục đích nâng cao tay nghề cho người lao động, Công ty đã tổ chức một cuộc thi nhằm tuyển chọn 15 người đề cử đi tu nghiệp tại nước ngoài theo mức điểm từ cao xuống thấp. Dựa trên kết quả cuộc thi, công ty đã quyết định cử 15 người trúng tuyển ra nước ngoài học tập, trong đó có 9 người là nam và 6 người là nữ.
1/ Nội dung quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Giáo dục năm 2019 đề cập đến vấn đề gì?
2/ Theo em. trong thông tin 3, việc tổ chức thi tuyển và cử người đi tu nghiệp tại nước ngoài của Công ty X có phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo không? Vì sao?
3/ Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục vả đào tạo ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
1/ Nội dung quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Giáo dục năm 2019 đề cập đến vấn đề mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đỉnh, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
2/ Theo em. trong thông tin 3, việc tổ chức thi tuyển và cử người đi tu nghiệp tại nước ngoài của Công ty X trong thông tin 3 tuân thủ quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Công ty đã sử dụng tiêu chí dựa trên mức điểm và không phân biệt giới tính trong quá trình lựa chọn ứng viên. Việc chọn lựa dựa trên năng lực và kết quả thi tuyển thay vì giới tính là một biện pháp đảm bảo bình đẳng giới trong cơ hội học tập và phát triển nghề nghiệp.
3/ Ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục vả đào tạo ở nước ta hiện nay:
- Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
- Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
- Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
e. Bình đẳng giới trong gia đình
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
(1) Luật Bình đẳng giởi năm 2006
Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đinh.
2 Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tải sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
3. Vợ, chồng binh đẳng vời nhau trong việc bản bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
4. Con trai, con gái được gia đỉnh chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
5. Các thành viên nam, nữ trong gia đỉnh có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đỉnh.
(2) Ông M là chủ doanh nghiệp tư nhân. Do cần thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nên ông muốn chuyển nhượng quyền sử dụng một phần đất ở của gia đỉnh. Ông đã bản bạc với vợ về việc này nhưng vợ ông không đồng ý vì cho rằng giá bán quá rẻ. Ông cho biết sẽ kiên trì thuyết phục và chỉ chuyển nhượng khi có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng.
(3) Hai vợ chồng anh T đều làm việc trong các cơ quan nhà nước. Sau mỗi ngày làm việc, anh T thường đi tập thể thao và giao lưu với bạn bè đến khuya mới về, còn vợ anh phải đảm nhiệm toàn bộ việc đưa, đón con đi học và lo công việc nội trợ.
1/ Theo em, trong các trường hợp 2, 3 ai là người thực hiện đúng, ai là người vi phạm quy định về bình đẳng giới trong gia đình? Vì sao?
2/ Hãy kể những việc mà em và người thân đã làm đề thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình.
Trả lời:
1/ Theo em, tong các trường hợp 2, 3, ông M là người thực hiện đúng quy định về bình đẳng giới trong gia đình. Ông M đã tôn trọng quyền quyết định của người vợ và chỉ tiến hành chuyển nhượng khi có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng, thể hiện sự đối xử bình đẳng và tôn trọng quyền của vợ.
Trong khi đó, anh T đã vi phạm quy định về bình đẳng giới trong gia đình. Anh không chỉ không chia sẻ việc nhà với vợ mà còn thường vắng nhà và không đảm nhiệm trách nhiệm gia đình của mình, gây áp lực lớn cho vợ trong việc đưa đón con đi học và lo công việc nội trợ.
2/ Những việc mà em và người thân đã làm đề thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình.
Chia sẻ trách nhiệm nnhững công việc trong gia đình, không phân biệt nam nữ
Tạo cơ hội để mọi người cùng tham gia vào những quyết định của gia đình
Thực hiện quyền lựa chọn về sức khỏe sinh sản
Khám phá các cách giáo dục con cái về bình đẳng giới
2. Ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống của con người và xã hội
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
(1) Báo cáo rà soát tình hình thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 — 2020 cho rằng bình đẳng giới đã mang lại những thay đổi tích cực ở các lĩnh vực chính trị. kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và các lĩnh vực khác. Trong giai đoạn này, “Lần đầu tiên có 3 nữ: ủy viên Bộ Chính trị, nữ Chủ tịch Quốc hội. Phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế và có nhiều cơ hội đề có những việc làm tốt, mang lại thu nhập cao hơn. Về giáo dục, tỉ lệ nhập học của trẻ em trai và trẻ em gái ở bạc tiêu học và trung học đều cao và cân đối". Trong lĩnh vực y tế thì: "Ngành y tế chí đạo các Sở Y tế, các đơn vị trực thuộc phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ và nam giới" và “Nhiều bệnh viện ở trung ương và địa phương đã hình thành khoa nam học và tăng cường đào tạo bác sĩ chuyên khoa nam học đề mờ rộng mạng lưới tư vấn về sức khoẻ sinh sản cho nam giới”.
(Australia Aid — Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội - UN WOMEN, Báo cáo rà soát tình hình thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 — 2020, xuất bản bởi UN Women, Hà Nội — 2021)
(2) Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải chiếm ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ửng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
1/ Ở thông tin 1, việc thực hiện bình đẳng giới đã mang lại những kết quả gì đối với đời sống của con người và xã hội?
2/ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biều Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là nhằm mục đích gì? Vì sao?
Trả lời:
1/ Thông tin 1 thể hiện rằng việc thực hiện bình đẳng giới đã đem lại nhiều lợi ích tích cực cho xã hội và con người. Nam và nữ cùng có cơ hội và tiếng nói trong việc quyết định và tham gia vào các vấn đề quan trọng của đất nước và cộng đồng. Điều này đã tạo ra sự cân bằng và thay đổi tích cực trong các lĩnh vực quan trọng như chính trị, kinh tế, giáo dục, và đời sống xã hội, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện tốt hơn cho phát triển của mọi người và xã hội.
2/ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biều Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là nhằm đảm bảo phụ nữ cũng có vai trò, nghĩa vụ, quyền ngang nhau trong việc quyết định các vấn đề chung của đất nước, địa phương cơ quan, tổ chức.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em đồng tình với ý kiến của C hay T trong trường hợp dưới đây? Vì sao?
Trong buổi thảo luận nhóm về các nội dung liên quan đến binh đẳng giới, B nêu ý kiến: Theo các bạn, chúng mình có thể thực hiện pháp luật về bình đắng giới bằng cách nào?
- C nói: Mình cho rằng các bạn nam có thể thực hiện pháp luật về bình đẳng giới bằng cách phụ giúp bố mẹ kiếm tiền để chăm lo cho gia đình. Còn các bạn nữ thì có thể thực hiện pháp luật về binh đẳng giới bằng cách giúp mẹ làm công việc nội trợ.
- T nói: Theo mình, dù là nam hay nữ thì chỉ cần chia sẻ công việc gia đỉnh với ông bà, bố mẹ phù hợp với năng lực của mỗi người là đã thực hiện pháp luật về bình đẳng giới rồi.
Trả lời:
Em đồng tình với ý kiến của T vì ở độ tuổi học sinh, quan trọng nhất là tập trung vào việc học và phát triển bản thân. Chia sẻ công việc gia đình phù hợp với khả năng và thời gian của mỗi người là cách thực hiện pháp luật về bình đẳng giới mà không ảnh hưởng đến việc học tập của chúng ta.
Câu 2: Em hãy cho biết mỗi biện pháp được nêu trong thông tin dưới đây nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực nào? Vì sao?
a. Bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
b. Quy định tỉ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động.
c. Quy định tỉ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo.
d. Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Trả lời:
a. Bình đẳng trong lĩnh vực chính trị. Vì có liên quan tới công việc trong cơ quan nhà nước.
b. Bình đẳng trong lĩnh vực lao động. Vì có liên quan tới tuyển dụng lao động.
c. Bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Vì có liên quan tới học tập, đào tạo.
d. Bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế. Vì có liên quan tới các chính sách phát triển kinh tế.
Câu 3: Em hãy cho biết, quy định pháp luật dưới đây được ban hành nhằm xử phạt chủ thể vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào? Vì sao?
Khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 18— 12— 2021 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới quy định:
"3/ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lí do giới tính.
4/ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lí do giới tính;
b) Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lí do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ...”
Trả lời:
Quy định pháp luật dưới đây được ban hành nhằm xử phạt chủ thể vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào. Vì hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lí do giới tính thuộc về phạm trù giáo dục và đào tạo.
Câu 4: Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong những trường hợp sau:
a. T có một em gái, mẹ là giáo viên và bố là doanh nhân. Hằng ngày, mọi công việc trong nhà đều do mẹ và em gái đảm nhận. Chỉ những ngày kỉ niệm Quốc tế phụ nữ 8 — 3 hay thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20 — 10, bố và T mới bàn nhau mua hoa, tặng quà và chia sẻ việc nhà với mẹ và em gái.
Hành vi của T và bố T có phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?
b. Bố A làm việc trong một công ty may mặc. Bố rất yêu thương, quan tâm chăm sóc cho A và em gái. Bố thường xuyên nhắc nhở A không được bắt nạt em và cùng bố mẹ làm những công việc nội trợ trong nhà.
Hành vi của bố A có thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?
c. Công ty D tuyển nhân viên làm lái xe taxi. Chị K đến nộp hồ sơ dự tuyển nhưng bị Công ty từ chối với lí do chị là nữ, làm việc một thời gian rồi sinh con, nuôi con nhỏ sẽ ảnh hưởng đến công việc.
Việc Công ty D từ chối nhận hồ sơ dự tuyển của chị K có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?
Trả lời:
a. Hành vi của T và bố T vi phạm quy định của pháp luật về bình đẳng giới. Vì mọi công dân đều có quyền bình đẳng trong gia đình mà không phân biệt giới tính, độ tuổi,...
b. Hành vi của bố A có thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng. thể hiện sự đúng đắn và tôn trọng quyền bình đẳng giới trong gia đình.
c. Việc công ty D từ chối nhận hồ sơ dự tuyển của chị K có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Vì nam, nữ đều bình đẳng trong việc lựa chọn nơi làm việc.
Câu 5: Em hãy nêu hướng giải quyết các tình huống sau:
a. C có bố là bác sĩ và mẹ là doanh nhân. Mặc dù công việc ở bệnh viện khá bận rộn nhưng khi về nhà, bố C thường chia sẻ việc nhà với vợ, con. Khi thầy bố C rửa bát, lau nhà, giặt quần áo, bà nội của C không hài lòng vỉ cho rằng đó không phải là công việc của nam giới.
Nếu là C, em sẽ thuyết phục bà nội như thế nào đề bà có thế đồng tình và ủng hộ việc làm của bố?
b. Bố mẹ M muốn mua một căn hộ mới rộng rãi và tiện nghi hơn nhưng bố thỉ thích căn hộ trong khu đô thị còn mẹ lại muốn ở khu dân cư ngoài phố. Mẹ M dự định sẽ tự mua nhà theo ý mình mà không cần sự đồng thuận của bố.
Nếu là M, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào để bảo đảm thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình?
c. Gia đình H là người dân tộc thiểu số theo chế độ mẫu hệ. Khi chị gái H kết hôn thì anh rể về sống cùng với gia định H. Sau khi chung sống được 10 năm thì chồng chị H đề nghị li hôn. Trong phiên toà xử li hôn, Toà án đã ra bản án tuyên bố mẹ H phải chia cho anh rể H một phần tài sản thuộc tài sản chung của gia đình tương xứng với công sức đóng góp của anh cho gia đình trong 10 năm. Tuy nhiên, khi anh rể H yêu cầu được chia tài sản thì bố mẹ H kiên quyết không chia vì cho rằng theo luật tục, anh rể H là người chủ động xin li hôn nên không được chia tài sản.
Nếu là H, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào để bố mẹ thực hiện đúng bản án của Toà án nhân dân?
Trả lời:
a. Nếu là C, em sẽ thuyết phục bằng cách nói với bà công việc gia đình mọi người đều bình đẳng, không phải chỉ mỗi phái nữ mới có thể làm việc nhà.
b. Nếu là M, em sẽ thuyết phục mẹ để bảo đảm thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình bằng cách nói với mẹ việc chung sống trong gia đình có cả kinh tế của bố và bố cũng là một phần của gia đình. Cho nên mẹ làm như vậy là không tôn trọng bố và làm cho tình cảm gia đình rạn nứt.
c. Nếu là H, em sẽ thuyết phục bố mẹ chia khối tài sản đó lại cho anh rể H vì bản thân anh rể đã đóng góp công sức của mình trong 10 năm.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Viết bài chia sẻ một việc làm cụ thể của bản thân em liên quan đến việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình hoặc trong lớp em.
Trả lời:
Chị Lan là một người mẹ có hai đứa con, một cặp sinh đôi gồm một chàng trai và một cô gái, được đặt tên là "Long" và "Phượng." Chồng của chị Lan là người con một, và họ sống chung với bố mẹ của ông, tạo ra một môi trường gia đình đông người. Khi sinh đôi, chị Lan đã chú trọng chăm sóc và quan tâm nhiều hơn đến đứa con trai, và do bận rộn với công việc và nhiệm vụ gia đình, chị thường không để ý đến cảm xúc và suy nghĩ của cô con gái.
Mỗi lần chị Lan sai sót, gian dối, hoặc mắng con gái vì làm sai một chút việc nhỏ, cô bé luôn phải là người phải chịu và làm lại công việc đó. Cuốn nhật ký của cô con gái nói lên cảm xúc của cô bé, và nó thể hiện sự bất bình đẳng mà cô bé cảm nhận trong gia đình của mình. Cô bé tỏ ra bực bội và thầm ủi đối với mẹ, vì mẹ luôn đối xử khác biệt với cô bé so với anh trai. Cô bé tỏ ra không hiểu tại sao cô phải nhường nhịn và làm việc nhiều hơn anh trai, mặc dù cả hai đều là con của mẹ và được sinh ra trong cùng một gia đình.
Khi chị Lan đọc cuốn nhật ký của con gái và nhận ra rằng sự vô tâm của mình đã gây tổn thương đến cô bé, chị không thể không khóc trước sự hiểu biết về cảm xúc của con mình. Chuyện này cho thấy rằng sự bất bình đẳng thường tồn tại trong cả gia đình, thể hiện qua cách chúng ta xử lý và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Sự phân biệt giữa nam và nữ, cho dù ở gia đình hay trong xã hội, có thể gây ra tổn thương tinh thần và xã hội cho các cá nhân.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận