Câu hỏi tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Bình đẳng giới là gì? Bình đẳng giới được thể hiện qua những lĩnh vực nào?

Câu 2: Nêu biểu hiện của bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế?

Câu 3: Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, giáo dục và đào tạo được thể hiện như thế nào?

Câu 4: Hãy cho biết quyền bình đẳng giới của công dân trong gia đình được pháp luật quy định như thế nào?

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Nêu một số biện pháp góp phần thúc đẩy bình đẳng giới? Cho ví dụ.

Câu 2: Theo em, bình đẳng giới có ý nghĩa gì đối với đời sống của con người và xã hội?

Câu 3: So sánh việc thể hiện quyền bình đẳng giới trong xã hội xưa và nay qua các phương diện: tính cách, học vấn, quyền lợi?

 

3. VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây?

  1. Bình đẳng giới là nam, nữ ngang bằng nhau về mọi mặt trong đời sống xã hội.
  2. Chăm sóc con cái trước hết là trách nhiệm của người mẹ.
  3. Số lượng lãnh đạo nữ trong các cơ quan nhà nước bị giới hạn.
  4. Lao động nữ có những quy định ưu tiên trên cơ sở đặc điểm giới.

Câu 2: Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

  1. Công ty X buộc chị M thôi việc trong thời gian đang nuôi con tám tháng tuổi.
  2. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.
  3. Tòa án nhân dân tỉnh T xét xử vụ án kinh tế trong tỉnh, không phụ thuộc vào người bị xét xử là cán bộ hay nhân viên.
  4. Công ty K đã xếp anh M được hưởng hưởng mức lương cao hơn anh N mực dù vị trí công việc, trình độ, kinh nghiệm của cả hai giống nhau, mà không có thỏa thuận lao động tập thể.

Câu 3: Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật trong từng trường hợp dưới đây

  1. Bạn A (nữ, học sinh lớp 11) có ước mơ trở thành kĩ sư cơ khí và dự định sau này sẽ thi vào Khoa Cơ khí của Trường Đại học D. Biết được điều đó, B (bạn nam cũng lớp) cho rằng nghề đó chỉ dành cho nam giới hoàn toàn không phù hợp với nữ giới. Tuy nhiên, bạn A vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ của mình. Sau đó bạn A đã thì đậu, trở thành sinh viên Trường Đại học D.
  2. Anh D có vợ là chị B. Chị làm việc tại Công ty X, công việc khá bận rộn. Bên cạnh đó, chị còn phải chăm lo cho gia đình. Thấy vậy anh D bàn bạc với vợ sẽ sắp xếp công việc để có thời gian cùng chị chăm sóc gia đình, giúp chị có thêm thời gian phát triển sự nghiệp. Chị rất mừng vì anh D đã không ngại định kiến xã hội để đỡ đần công việc gia đình. Nhờ vậy, hai vợ chồng càng yêu thương nhau hơn, gia đình thêm ấm êm, hạnh phúc.

Câu 4: Chi hội Phụ nữ khu phố M tổ chức nói chuyện về chủ đề “vai trò của phụ nữ hiện nay”. Sau khi tham gia, mọi người đã biết bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội. Đây là động lực để xã hội phát triển bến vững, hướng tới công bằng - dân chủ - văn minh. Ngoài ra, bình đẳng giới không chỉ giải phóng phụ nữ nhất là trong lao động, gia đình mà còn giải phóng nam giới khỏi định kiến xã hội.

  1. Em có nhận xét gì về nhận định “Bình đẳng giới không chỉ giảiphóng phụ nữ mà còn giảii phóng đàn ông khỏi gánh nặng định kiến xã hội”?
  2. Em có suy nghĩ gì về việc làm của Chi hội Phụ nữ khu phố M trong trường hợp trên?

Câu 5:  Gần đây, không khí gia đình bà A rất nặng nề vì chồng bà muốn con gái lớn (hiện đang học lớp 11) nghỉ học. Bà A tâm sự chuyện này với bà C. Bà cho biếu, chống bà quan niệm con trai mới cần học nhiều, còn con gái thì không. Biết chuyện, bà C đã vận động Hội Phụ nữ và Hội Nông dân tác động đến chồng bà A. Ông dần thay đổi suy nghĩ, không ép con gái phải nghỉ học. Nhờ vậy, bình đẳng giới trong giáo dục tại gia đình bà A được đảm bảo.

  1. Em có nhận xét gì về quan điểm của chồng bà A?
  2. Theo em mọi nguời cần hành động như thế nào để thúc đẩy bình đẳng giới trong xã hội?

Câu 6: Thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, xã M đã tổ chức các lớp dạy nghề thêu cho phụ nữ trên địa bàn và mây tre, đan lát cho nam giới. Nhờ hoạt động này, người dân xã M có thêm công việc mới, tận dụng thời gian rảnh rỗi để tăng thêm thu nhập. Theo em, việc làm của xã M có phải là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo không? Vì sao?

Câu 7: Nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong lao động, công ty Y đã tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lao dộng và quy định về tỉ lệ nam, nữ lao động được tuyển dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn thực hiện tốt các chính sách đảm bảo quyèn lợi cho lao động nữ về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, chế độ thai sản, điều kiện lao động, an toàn lao dộng và các chế độ phúc lợi khác đối với lao động nữ. Em có suy nghĩ gì về việc làm của công ty Y.

Câu 8: Gia đình anh T và chị M có ba người con. Ngoài việc lao động kiếm thu nhập cho gia đình, chị M còn phải một mình chăm sóc các con, quán xuyến công việc nhà. Biết được thông tin, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã cử cán bộ đến vận động anh T chia sẻ công việc gia đình cùng vợ. Qua công tác tuyên truyền, anh T đã hiểu về bình đẳng giới trong gia đình giới trong gia đình, chủ động chia sẻ công việc với chị M. 

Em có suy nghĩ gì về việc làm của anh T? Việc làm của hội Liên hiệp phụ nữ xã có được coi là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không? Vì sao?

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Viết một bức thư ngắn thể hiện quan điểm của em về bình đẳng giới với bạn bè quốc tế.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực, Bài tập tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực, Bình đẳng giới trong các lĩnh vực kết nối ôn tập tự luận, Tự luận Bình đẳng giới trong các lĩnh vực

Bình luận

Giải bài tập những môn khác