Giải KTPL 11 Kết nối bài 1 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Giải bài 1 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường trong sách Kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Chị A mở cửa hàng kinh doanh tạp hoá ở phố H được ba năm. Mới đây, trên phố xuất hiện thêm một siêu thị và hai cửa hàng tạp hoá khác.

Theo em, chị A và các chủ cửa hàng tạp hóa khác phải làm thế nào để thu hút khách hàng, đảm bảo việc kinh doanh?

KHÁM PHÁ

1. Khái niệm cạnh tranh

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Phố B nổi tiếng đông vui, sầm uất bởi có nhiều nhà hàng có các món ăn ngon Nơi đây thường xuyên diễn ra cuộc tranh đua quyết liệt trong việc thu hút thực khách giữa các nhà hàng. Các nhà hàng tìm cách tạo ra ưu thế với những món ăn có hương vị đặc biệt, hấp dẫn, giá cả hợp lí... Để có những ưu thế đó, các nhà hàng phải giành giật những điều kiện thuận lợi như: thuê được đầu bếp giỏi có được nguồn cung cấp nguyên liệu ngon, tìm được những gia vị độc đáo,...

(1) Theo em, các nhà hàng kinh doanh ẩm thực trên phố B đã sử dụng những cách thức gì để tranh đua thu hút khách hàng? Điều đó mang lại lợi ích gì cho các nhà hàng?

(2) Em hãy nêu ví dụ về sự tranh đua giữa các chủ thể cùng kinh doanh mặt hàng khác trên thị trường.

2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Công ty H chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm áo sơ mi nữ. Hai tháng gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm mới của các công ty, tập đoàn may mặc có thương hệu trong và ngoài nước với kiểu dáng, mẫu mã đa dạng, chất liệu vải đẹp, giá cũng hập dẫn hơn khiến doanh thu bán hàng của công ty H sụt giảm. Ban Giám đốc công ty phải nhanh chóng đưa ra các gỉai pháp tìm kiếm, thêm nguồn vải có họa tiết, chất liệu đặc biệt hơn, ứng dụng công nghệ mới trong việc hoàn thiện sản phẩm, đưa ra mức lương hấp dẫn tuyển dụng được nhà thiết kế có tay nghề cao,.. để nhanh chóng tạo ra sản phẩm mới, thu hút khách hàng, chiếm lĩnh lại thị trường, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

(1) Em có nhận xét gì về quyền kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc trong trường hợp trên?

(2) Em hãy nêu những lí do dẫn đến cạnh tranh trong kinh tế. 

3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp ở  mục 2, thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi:

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, để phát huy được lợi thế cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam tập trung vào một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Trước hết tập trung vào những ngành có lợi thế sẵn có về tài nguyên, chi phí lao động rẻ, hàm lượng lao động cao, như nông sản, khoáng sản, dệt may, giày dép, chế biến sản phẩm gỗ, thủ công mĩ nghệ... Đây chính là giai đoạn tích luỹ vốn để chuẩn bị cho việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng xuất khẩu trong các giai đoạn tiếp sau. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc nhằm chuyển dần cơ cấu xuất khẩu từ những ngành sử dụng nhiều lao động rẻ, tài nguyên sẵn có, sang những ngành công nghiệp chế biến có trình độ công nghệ khá, sử dụng nhiều lao động, như chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến thuỷ sản, lâm sản. Từng bước chuyển nhanh sang những ngành sử dụng lao động trình độ cao và công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các ngành hàng xuất khẩu, như đồ điện gia dụng, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy móc, cơ khí,...

(Doãn Công Khánh, Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Cộng sản, ngày 31-12-2016)

(1) Cạnh tranh đã thúc đẩy công ty H phải làm gì để tồn tại và phát triển?

(2) Để cạnh tranh thành công, các nguồn lực của nền kinh tế và doanh nghiệp H được phân bổ như thế nào?

(3) Cạnh tranh đã giúp cho nhu cầu của khách hàng được thoả mãn như thế nào?

4. Cạnh tranh không lành mạnh

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp sau và hộp thông tin để trả lời câu hỏi:

Công ty X mới thành lập, chuyên sản xuất đệm cao su nên sản phẩm của công ty chưa được nhiều người biết đến. Công ty mở kênh giới thiệu và quảng bá sản phẩm với khách hàng trên mạng xã hội, trong đó luôn đề cao sản phẩm đệm cao su của mình và so sánh, đánh giá thấp những sản phẩm đệm của các doanh nghiệp khác nhưng không có căn cứ rõ ràng như: đệm lò xo dễ bị gãy, đệm mút xốp nhẹ không có độ đàn hồi, mau bị xẹp, chóng hỏng,....

Em hãy nhận xét hành vi cạnh tranh của công ty X và cho biết hành vi đó có ảnh hưởng gì đến các doanh nghiệp sản xuất đệm lò xo, đệm mút, người tiêu dùng và xã hội? Theo em, cần làm gỉ để hạn chế, ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

LUYỆN TẬP

Câu 1. Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến sau đây? Vì sao?

a. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa những người cùng bán một loại hàng hoá nào đó.

b. Muốn cạnh tranh thành công, điều quan trọng là phải làm cho đối thủ của mình suy yếu.

c. Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi cỏ kinh tế thị trường phát triển.

d. Muốn cạnh tranh lành mạnh, cần phải tôn trọng đối thủ.

Câu 2. Em hãy nhận xét hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp trong những trường hợp sau:

a. Khi quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp A luôn đưa ra thông tin khuếch đại ưu điểm sản phẩm của mình so với các sản phẩm cũng loại của doanh nghiệp khác, đang bán trên thị trường.

b. Do có tiềm năng về tài chính, doanh nghiệp Z quyết định bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn nhiều so với giá thị tường đề loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.

c. Doanh nghiệp D tìm mọi cách để mua được thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y — đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

d. Công ty K luôn quan tâm đến việc tạo sự thân thiện, tin tưởng của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm có chất lượng cao kết hợp với quan tâm chăm sóc, ưu đãi khách hàng.

Câu 3. Em hãy cho biết cạnh tranh có vai trò như thế nào trong các trường hợp sau đây:

a. Tổng công ty May G đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến nhất để cạnh tranh với các thương hiệu may nổi tiếng trên thế giới.

b. Tập đoàn X tung ra thị trường sản phẩm điện thoại mới có tính năng nổi trội so với các sản phẩm cạnh tranh đang bán trên thị trường.

Câu 4. Giải đáp thắc mắc

a. Chị Y là công nhân làm việc tại công ty N. Công ty luôn đưa ra cơ chế khuyên khích các nhân viên cạnh tranh với nhau trong công việc như: thưởng theo số lượng và chất lượng sản phẩm của mỗi công nhân trong các xưởng sản xuất hay thưởng theo doanh số bán hàng của nhân viên ở phòng kinh doanh. Chị  Y thấy băn khoăn vì cho rằng điều này dễ gây ra những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng xâu đến họat động của đoanh nghiệp.

Em hãy giải đáp băn khoăn của chị Y.

b. Từ khi lên làm trưởng phòng tổ chức ở công ty M, ông H đã nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân viên của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với công ty để đề xuất mức lương, thưởng cao hơn hẳn cho những nhân viên có nhiêu đồng góp cho công ty M.

Theo em, vì sao công ty M cần có mức lương, thưởng cho các nhân viên có nhiều đóng góp cho công ty cao hơn so với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh?

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy viết một kịch bản và cùng các bạn đóng vai phê phán một hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Em rút ra bài học gì từ hành vi cạnh tranh này?

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu hỏi 1: Tại sao cạnh tranh được coi là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế thị trường?

Câu hỏi 2: Nguyên nhân nào dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trong một nền kinh tế thị trường?

Câu hỏi 3: Làm thế nào để cạnh tranh có thể thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế?

Câu hỏi 4: Anh T là một nhân viên bán hàng tại Công ty P. Công ty P có chính sách thưởng cho nhân viên bán hàng dựa trên doanh số bán hàng cá nhân. Anh T thấy lo lắng vì cho rằng điều này có thể tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh, khi mà mọi người chỉ quan tâm đến việc bán hàng cho riêng mình hơn là hợp tác để phát triển doanh nghiệp.

Câu hỏi: Em hãy giải thích cho anh T hiểu rằng cạnh tranh lành mạnh trong công việc có thể tạo ra lợi ích cho cả nhân viên và doanh nghiệp.

Câu hỏi 5: Kể từ khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhân sự tại Công ty Q, bà L đã nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân viên của các doanh nghiệp cạnh tranh để đề xuất mức lương và thưởng cao hơn cho những nhân viên có đóng góp lớn cho Công ty Q.

Câu hỏi: Theo em, vì sao Công ty Q lại cần phải trả mức lương và thưởng cao hơn cho những nhân viên có đóng góp lớn cho công ty so với các doanh nghiệp cạnh tranh?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức bài 1 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, Giải kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 1 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường , Giải KTPL 11 Kết nối tri thức bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác