Câu hỏi tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Thế nào là cạnh tranh kinh tế? Nêu một ví dụ về sự tranh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị thường.

Câu 2: Nêu những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong kinh tế? 

Câu 3: Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

Câu 4: Liệt kê một số hành vi vi phạm chuẩn mực trong kinh doanh mà em biết.

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Tại sao chúng ta cần có sự cạnh tranh trong quá trình kinh doanh, buôn bán?

Câu 2: Theo em, với vai trò là động lực của sự phát triển, cạnh tranh có thể tác động đến những đối tượng nào?

Câu 3: So sánh cạnh tranh lành mạnh với cạnh tranh không lành mạnh?

 

3. VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1: Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi

C và P là hai doanh nghiệp sản xuất nước ngọt. Vừa qua, doanh nghiệp C cho ra đời sản phẩm với hương vị mới. Ngay sau đó, doanh nghiệp P cũng sản xuất sản phẩm tương tự. Hai doanh nghiệp này còn ganh đua cả về thiết kế kiểu dáng, chiến lược quảng cáo,... nhằm tranh giành khách hàng.

Việc ganh đua giữa doanh nghiệp C và P thể hiện như thế nào và nhằm mục đích gì?

Câu 2: Đọc tình huống sau và cho biết các biểu hiện của cạnh tranh trong kinh doanh?

Để cạnh tranh giành thị phần dệt may trên thị trường, doanh nghiệp P đưa ra các biện pháp chủ động, nâng cao năng lực sản xuất và trình độ tay nghề; chuyển hướng sản xuất từ hình thức nhận gia công sang hình thức tự chủ nguồn nguyên liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm. Nhờ sự nỗ lực không ngừng đổi mới, doanh nghiệp P đã nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hoá các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường dệt may.

Câu 3: Em hãy chỉ ra những lợi ích mà khách hàng được hưởng nhờ có sự cạnh tranh trong trường hợp sau

Để thu hút khách hàng, ngân hàng D đã phát triển nhiều sản phẩm với chương trình khuyến mãi đa dạng đi kèm để tăng tính cạnh tranh. Nhờ đó, khách hàng nhận được những dịch vụ ngày càng phong phú và chất lượng như: kết nối thanh toán trực tuyến các ví điện tử; chuyển tiền liên ngân hàng 24/7; mua vé máy bay; đóng tiền điện, nước, học phí;...

Câu 4: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

Bên cạnh sự hợp tác, các chủ thể sản xuất phải cạnh tranh với nhau khi tham gia vào thị trường.
Do điều kiện sản xuất và lợi ích giống nhau nên các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau.
Cạnh tranh là hoạt động nhằm tranh giành thị trường, lôi kéo khách hàng về phía mình của các chủ thể kinh tế, do đó, cạnh tranh chỉ có vai trò đối với người sản xuất.

- Người tiêu dùng: tạo ra nhiều điều kiện (ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi,…) để thoả mãn nhu cầu của các tầng lớp khác nhau.

 - Nền kinh tế: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khai thác nguồn lực giữa các quốc gia.

Câu 5: Theo em, đâu là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong tình huống sau?

Công ty A và B là hai đơn vị kinh tế lớn sản xuất và cung ứng sữa tươi. Ra đời từ lâu, công ty A xây dựng các trang trại bò sữa theo tiêu chuẩn hiện đại nhất và chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Dù mới có mặt trên thị trường, công ty B cũng đã ứng dụng quy trình sản xuất sữa tươi khép kín từ khâu nhập giống, nuôi dưỡng đến phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Sự khác biệt về điều kiện sản xuất khiến cuộc cạnh tranh của hai công ty này thêm gay cấn.

Câu 6: Em có nhận xét gì về hành vi của chủ thể kinh tế trong các trường hợp sau

Để cạnh tranh với các nhà sản xuất cung ứng sản phẩm kẹo dừa, doanh nghiệp H đã áp dụng công nghệ, đầu tư máy móc hiện đại, tìm tòi và đưa ra các sản phẩm mới, chưa có trên thị trường.
Anh T là kĩ sư làm việc cho doanh nghiệp A chuyên sản xuất nước uống đóng chai. Biết anh T nắm giữ quy trình sản xuất của doanh nghiệp A, doanh nghiệp B đã tìm mọi cách để mời anh T về làm việc và hứa sẽ trả một số tiền lớn nếu anh chia sẻ quy trình sản xuất của doanh nghiệp A cho họ.

Câu 7: Gia đình ông H có cửa hàng bán bánh ngọt ở thị trấn. Vừa qua, trên mạng Internet xuất hiện thông tin cửa hàng nhà ông sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc. Ông H cho biết, cả thị trấn chỉ có ba cửa hàng làm bánh ngọt, đối thủ tung tin như vậy để khách hàng quay lưng với cửa hàng.

Em có nhận xét gì về hành vi cạnh tranh trong trường hợp trên?
Theo em, gia đình ông H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Câu 8: Em hãy đọc các trường hợp sau và nêu biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh? Giải thích.

- Trường hợp 1: Trên thị trường cung ứng trứng gà tươi, các công ty cạnh tranh bằng chính tiềm năng và thực lực để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Công ty H đã thực hiện hoàn chỉnh chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn với các trang trại nuôi gà công nghệ cao và xây dựng nhà máy xử lí trứng. Công ty D thực hiện mô hình khép kín từ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại chỗ và một nhà máy chế biến thực phẩm. công ty P liên kết kí hợp đồng và chuyển giao công nghệ nuôi gà lấy trứng cho các hộ nông dân. Các công ty không làm trái những quy định của pháp luật khi kinh doanh.

- Trường hợp 2: Doanh nghiệp D và Q đều sản xuất điện thoại thông minh. Để lôi kéo khách hàng về phía mình nhằm thu được lợi nhuận, doanh nghiệp D đã đưa những thông tin sai, xuyên tạc sự thật về chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp.

- Trường hợp 3: Hai công ty T và P chuyên về sản xuất máy lọc nước. Trong quá trình kinh doanh, hai công ty này đang cạnh tranh nhằm giành thị phần. Gần đây, công ty P vừa ra mắt một loại ấn phẩm quảng cáo cố ý đưa những thông tin so sánh với sản phẩm công ty T theo hướng có lợi cho cho doanh nghiệp của mình cho khách hàng.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Từ thông tin dưới đây, em hãy phân tích vai trò của cạnh tranh đối với các chủ thể kinh tế?

Để giành thị phần khách hàng, ba doanh nghiệp viễn thông đều đưa ra gói cước tương ứng với nhiều ưu dãi, thu hút được lượng người dùng lớn. Nhờ đó, đã đem lại nhiều quyền lợi cho người tiều dùng. Bên cạnh đó, ba doanh nghiệp viễn thông này còn tập trung triển khai hạ tầng, nâng cao chất lượng mạng lưới, áp dụng công nghệ tự động kiểm soát nhằm xây dựng vị thể tốt hơn trên thị trường cũng như có thể cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Câu 2: Có ý kiến cho rằng “Cạnh tranh có vai trò tạo động lực cho sự phát triển. Vì thế chúng ta cần phải cạnh tranh bằng mọi giá để đem lại lợi ích, lợi nhuận kinh tế cho bản thân. Đó cũng là cách góp phần phát triển kinh tế đất nước.” Em có suy nghĩ gì về ý kiến này?

Câu 3: Ông K là nghệ nhân của nghề làm tranh dân gian Đông Hồ. Cùng với sự phát triển của thị trường và thị hiếu ngày một thay đổi của người tiêu dùng, các sản phẩm ông làm ra dần không còn được ưa chuộng. Nhận thấy các gia đình làm nghề khác đang dần chuyển hướng tiêu thụ, cháu trai ông có dự định đem sản phẩm ông làm đến các triển lãm, hội chợ để quảng bá và tìm nguồn khách hàng mới. Ông K phản đối kế hoạch này vì cho rằng cháu mình chỉ đang chạy theo xu hướng, không cần thiết phải so đo với các gia đình làm nghề khác vì chỉ cần dựa chất lượng tranh là đủ để giữ chân khách.

Em có ý kiến gì về suy nghĩ, hành động của ông K và cháu trai ông?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, Bài tập tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường kết nối ôn tập tự luận, Tự luận Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Bình luận

Giải bài tập những môn khác