Giải ngắn gọn KTPL 11 kết nối bài 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo

Giải siêu ngắn bài 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo sách KTPL 11 kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về quyền khiếu nại quyền tố cáo của công dân.

Trả lời:

1. Quyền khiếu nại (complaint): Đây là quyền của công dân gửi thông tin hoặc phàn nàn về một vấn đề cụ thể đến các cơ quan chính quyền hoặc tổ chức có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết hoặc điều tra. Quyền khiếu nại thường liên quan đến các vấn đề hành chính, dịch vụ công, hoặc vi phạm quyền của công dân mà họ cảm thấy bị xâm phạm.

2. Quyền tố cáo (denunciation): Quyền này cho phép công dân báo cáo hoặc tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật, thường liên quan đến việc làm sai trái, tham nhũng, lạm quyền, hoặc các tội phạm khác mà họ chứng kiến hoặc biết đến. Quyền tố cáo thường được thực hiện bằng việc cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng hoặc cơ quan điều tra để xem xét và xử lý hành vi vi phạm.

3. Quyền bảo vệ công dân khi tố cáo: Một yếu tố quan trọng trong quyền tố cáo là bảo vệ công dân tố cáo khỏi sự trả thù hoặc trừng phạt từ người bị tố cáo. Điều này đòi hỏi hệ thống pháp luật cung cấp các biện pháp bảo vệ cho người tố cáo, bao gồm giữ kín danh tính của họ, không cho phép trừng phạt và đảm bảo sự công bằng trong quá trình xem xét tố cáo.

4. Tầm quan trọng của quyền tố cáo và khiếu nại: Quyền này giúp xây dựng tính minh bạch và trật tự trong xã hội bằng cách khám phá và loại bỏ tham nhũng và vi phạm pháp luật. Nó cũng giúp bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, đảm bảo rằng họ không bị lợi dụng hoặc áp lực từ các quyền lực mạnh hơn.

KHÁM PHÁ

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo

a. Quyền của công dân về khiếu nại

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

(1) Luật Khiếu nại năm 2011

Điều 2. Giải thích từ ngữ (trích)

1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vị hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẳm quyên trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỉ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vị đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại (trích)

1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:

a) Tự mình khiếu nại.

Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vị dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại:

Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lí do khách quan khác mà không thê tự mình khiếu nại thì được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị. em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vì dân sự đây đủ đề thực hiện việc khiêu nại;

b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại đề bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trường hợp người khiểu nại là người được trợ giúp pháp li theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lí tư vấn về pháp luật hoặc uỷ quyền cho trợ giúp viên pháp lí khiếu nại đế bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình,

c) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyển cho người đại điện hợp pháp tham gia đối thoại;

d) Được biết, đọc. sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước,

đ) Yêu câu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lí thông tin, tài liệu liên quan tới nội dụng khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trữ thông tín, tài liệu thuộc bí mật nhà nước,

e) Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;

g) Đưa ra chứng cứ vẻ việc khiếu nại và gỉai trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;

h) Nhận văn bản trả lời về việc thụ lí giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại:

i) Được khôi phục quyền; lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bởi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

k) Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toá án theo quy định của Luật tố tụng hành chính,

l) Rút khiếu nại. 

Điều 13. Quyền, nghĩa vu của người bị khiêu nại (trích)

1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:

a) Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;

b) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thụ thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tịn, tài liệu thuộc bí mật nhà nước. 

(2) Gần đây, Trung tâm Ngoại ngữ X bị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh H ra quyết định thụ hồi giấy phép hoạt động vi không hoạt động đúng địa điểm cấp phép và không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Trung tâm Ngoại ngữ X không đồng ý với quyết định thụ hồi giấy phép nên đã làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị xem xét lại. Tuy nhiên, sau khi tim hiểu kĩ, Trung tâm Ngoại ngữ X nhận thấy quyết định đó là có căn cứ và đúng với các quy định của pháp luật nên đã rứt đơn khiếu nại.

(3) Bà Y được chính quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 100m2 đất nhưng sau khi tiến hành đo đạc, gia đình bà phát hiện diện tích đất thực tế không đủ 100m2 theo quy định. Do tuổi cao, sức yếu, bà Y đã uỷ quyên cho con gái làm đơn khiểu nại và thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến sự việc gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghỉ xem xét, giải quyết đề bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình

1/ Các chủ thể trong trường hợp 2 và 3 đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân như thế nào?

2/ Theo em, các quy định của pháp luật về quyền của công dân về khiếu nại có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công dân và đối với Nhà nước? Nêu ví dụ về việc thực hiện tôt quyền của công dân về khiếu nại trong đời sống thực tiễn.

Trả lời:

1/ 

Trong trường hợp 2, Trung tâm Ngoại ngữ X đã khiếu nại một cách có trách nhiệm, thực hiện việc gửi đơn đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền và rút đơn khi nhận thấy quyết định là đúng.

Trong trường hợp 3, bà Y đã uỷ quyền cho con gái thực hiện đơn khiếu nại để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

2/ Ý nghĩa của các quy định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân: 

  • Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân;

  • Là điều kiện để công dân tham gia và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí nhà nước và xã hội; 

  • Là hình thức thể hiện quyền làm chủ của công dân trong hoạt động quản lí nhà nước; phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, giảm thiểu những hậu quả tiêu cực, góp phần xây dựng và phát triển một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;...

- Ví dụ thực hiện tốt quyền của công dân về khiếu nại trong đời sống thực tiễn:

  • Người dân chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật, nhờ luật sư tư vấn trước khi làm đơn khiếu nại gửi tới cơ quan chức năng đề nghị xem xét giải quyết vấn đề của mình;

  • Người dân được nhận bồi thường thiệt hại, được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm sau khi việc giải quyết khiếu nại hoàn thành.

b. Quyền của công dân về tố cáo

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

(1) Luật Tố cáo năm 2018

Điều 2. Giải thích từ ngữ (trích)

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của pháp luật báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo (trích)

1. Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;

b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;

c) Được thông báo về việc thụ lí hoặc không thụ lí tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhận có thẩm quyền gỉai quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm định chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo,

d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng viậc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;

đ) Rút tố cáo:

e) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;

g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo trích)

1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:

a) Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm định chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục gi quyết tố cáo;

b) Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

e) Được nhận kết luận nội dung tố cáo;

d) Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lí người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;

e) Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;

g) Khiếu nại quyết định xử lí của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

(2) Vườn dưa của gia đình H sắp đến ngày thu hoạch thì bị kẻ xấu phá hàng ráo vào cắt góc trong một đêm. Sau khí trích xuất camera của một số nhà gần đó, H phát hiện K cùng với B tà người đã phá hoại vườn dưa của gia đình mình nên đã đem bằng chứng đến cơ quan công an địa phương để tố cáo hành vi vi phạm. K và B sau đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường thiệt hại cho gia đình H theo đúng quy định của pháp luật. 

1/ Theo em, các chủ thể trong trường hợp 2 đã thực hiện quyền tố cáo của công dân như thế nào?

2/ Theo em, các quy định của pháp luật về quyền của công dân về tố cáo có ý nghĩa gì đối với mỗi công dân và đôi với xã hội. Nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền của công dân về tố cáo trong đời sống thực tiễn.

Trả lời:

1/ Trong trường hợp 2, H đã thực hiện quyền của công dân về tố cáo bằng việc thu thập bằng chứng về hành vi sai phạm của K và B và đem đến cơ quan chức năng để yêu cầu can thiệp giải quyết. Gia đình H được nhận bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật từ K và B.

2/ Ý nghĩa của các quy định pháp luật về quyền của công dân về tố cáo: 

  • Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; 

  • Tạo điều kiện để công dân thực hiện tốt quyền của bản thân; 

  • Ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước và xã hội; 

  • Góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội...

- Ví dụ:

  • Người dân quay clip, chụp lại các hình ảnh gây ô nhiễm môi trường của một cơ sở sản xuất và tố cáo với cơ quan chức năng; 

  • Người dân được cơ quan chức năng khen thưởng vì tố cáo hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý..

c. Nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

(1) Luật Khiếu nại năm 2011

Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại (trích)

2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyển giải quyết;

b) Trinh bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lí của việc khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày vá việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;

c) Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm định chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này;

d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

3. Người khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

(2) Luật Tố cáo năm 2018

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo (trích)

2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;

b) Trinh bày trung thực về nội dụng tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu lên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo.

d) Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;

đ) Bồi thường thiệt hại do hành vị có ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

(3) Do phạm sai lầm trong công việc nên anh C (công chức nhà nước) bị cấp trên ra quyết định kỉ luật và điều chuyển công tác xuống một vị trí thấp hơn trước. Cho rằng quyết định đó chưa hợp lí và không đúng với các quy định của pháp luật, anh C đã làm đơn khiếu nại gửi lãnh đạo cơ quan để nghị xem xét lại. Trong đơn, anh trình bày trung thực lại sự việc, đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc khiếu nại. Sau khi gửi đơn vá chờ lãnh đạo xem xét giải quyết, anh C vẫn nghiêm chỉnh chấp hành theo quyết định kỉ luật về điều chuyển công tác mà cấp trên đã ban hành trước đó.

(4) Gần đây, bà M thường sử dụng mạng xã hội để đăng tài hình ảnh, thông tin sai sự thật, lăng mạ, vụ không chị U khiến chị bị nhiều người hiểu nhầm, cuộc sống gia đình chị bị đảo lộn. Đề bảo vệ quyền lợi cho bản thân, chị U đã tới cơ quan công an tố cáo hành vị sai phạm của bà M. Sau khi cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân, chị U trình bày chi tiết sự việc, cung cấp các chứng cứ liên quan cho cán bộ công an và để nghị họ can thiệp giải quyết sự việc.

1/ Các chủ thể trong trường hợp 3 và 4 đã thực hiện nghĩa vụ gì của công dân về khiếu nại, tố cáo?

2/ Em hãy nêu vi dụ minh hoạ cho việc công dân thực hiện tốt nghĩa vụ về khiểu nại, tố cáo.

Trả lời:

1/

- Trong trường hợp 3, anh C đã thực hiện nghĩa vụ trình bày trung thực và cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc khiếu nại. Anh cũng đã chấp hành quyết định hành chính và hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại.

- Trong trường hợp 4, chị U đã thực hiện nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân, trình bày chi tiết về sự việc và cung cấp các chứng cứ liên quan cho cán bộ công an khi tố cáo bà M.

2/

Ví dụ việc công dân thực hiện tốt nghĩa vụ về khiếu nại, tố cáo:

- Người dân sẵn sàng hợp tác, cung cấp thông tin, hỗ trợ cơ quan công an giải quyết tố cáo khi có yêu cầu; 

- Người dân gửi đơn khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết, không đăng tải các thông tin sai sự thật về việc khiếu nại lên mạng xã hội.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyển và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tổ cáo

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

(1) Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 166. Tôi xâm phạm quyền khiếu nai, tố cáo (trích)

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử li người bị khiếu nại, tố cáo;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thi bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

b) Trả thù người khiếu nại, tổ cáo;

d) Dẫn đến biểu tình;

đ) Làm người khiếu nại, tố cáo tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

(2) Thời gian trước. chị N (hiện đang công tác trong một cơ quan nhà nước) đã làm đơn khiếu nại đề nghị lãnh đạo cơ quan xem xét lại quyết định hành chính ảnh hưởng đến quyền lợi của mình và được giải quyết theo hướng quyết định hành chính và khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp. Tuy nhiên, sau đó, người bị chị N khiếu nại thường xuyên có hành vi cô lập và gây khó dễ cho chị vong công việc. Sự việc đó khiến chị N mệt mỏi, hiệu quả công việc bị giảm sút và nhiều lần muốn nghỉ việc.

(3) Bà M làm đơn tố cáo một số cán bộ lãnh đạo địa phương tham ô, nhận hối lộ nhưng không cung cấp được bằng chứng nên cơ quan công an không có căn cứ thụ lí vụ việc. Không hài lòng với việc làm trên, bà M đã đăng nhiều tin sai sự thật về sự việc lên mạng xã hội khiến nhiều người dân hiểu nhầm, ảnh hưởng tới uy tín của các cán bộ và cơ quan nhà nước ở địa phương.

1/ Hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong trường hợp 2 và 3 đã gây ra những hậu quả như thế nào?

2/ Ngoài những hậu quả đã đề cập đán tong các tường hợp trên, theo em, hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân về còn có thể dẫn đến những hậu quả nào khác? Giải thích và nêu ví dụ minh hoạ.

3/ Em hãy chia sẻ về mội trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại hoặc tố cáo mà em biết và rút ra bài học cho bản thân.

Trả lời:

1/

- Trường hợp 2, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại đã khiến chị N mệt mỏi, hiệu quả công việc bị giảm sút và nhiều lần muốn nghỉ việc.

- Trường hợp 3, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tố cáo đã khiến nhiều người dân hiểu nhầm, ảnh hưởng xấu tới uy tín của các cán bộ và cơ quan nhà nước ở địa phương.

2/ Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo có thể gây nên nhiều hậu quả tiêu cực khác như: 

  • Ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí nhà nước; 

  • Có thể gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân; 

  • Làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, kinh tế của công dân; 

  • Có thể bị kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;...

- Ví dụ:

  • Hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo có thể khiến người khiếu nại, tố cáo bị thương tích, tốn kém tiền bạc để chữa trị, phục hồi sức khoẻ; 

  • Hành vi lan truyền thông tin sai sự thật về khiếu nại, tố cáo có thể khiến những người có liên quan bị hiểu nhầm dẫn đến ảnh hưởng xấu về tinh thần, thậm chí tự tử...

3/ 

- Trường hợp: Anh A đứng đầu một nhóm người gửi đơn tố cáo nặc danh (không ghi rõ họ tên, địa chỉ) bịa đặt việc trưởng phòng H nhận hối lộ, sử dụng bằng cấp giả nhằm mục đích: xúc phạm danh dự, hạ uy tín của trưởng phòng H; cạnh tranh vị trí trong đợt bổ nhiệm tiếp theo. Nhưng trên thực tế, trưởng phòng H không thực hiện hành vi nhận hối lộ, bằng cấp của anh H là thật. Việc tố cáo của anh A đã ảnh hưởng đến sự đoàn kết của tập thể, ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm anh H của tổ chức và xúc phạm danh dự của anh H.

- Bài học: Bài học từ trường hợp này là quyền tố cáo là một quyền của công dân, nhưng nó phải được thực hiện một cách trung thực, dựa trên sự chắc chắn về thông tin và tuân thủ các quy định của pháp luật. Việc lạm dụng quyền tố cáo có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và gây thiệt hại cho tất cả các bên liên quan.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?

a. Công dân chỉ có quyền khiếu nại trong lĩnh vực hành chính.

b. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo có thể dẫn đến khủng hoảng chính trị đất nước.

c. Đăng bài lên mạng xã hội là việc làm thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

d. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo sẽ góp phần xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Trả lời:

a. Sai, công dân có quyền khiếu nại không chỉ trong lĩnh vực hành chính mà còn ở nhiều lĩnh vực khác như lao động, giáo dục, y tế, và nhiều lĩnh vực khác.

b. Đúng, vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại có thể tạo hiểu nhầm, bất mãn, thậm chí dẫn đến xung đột và khủng hoảng chính trị nếu được lợi dụng sai.

c. Sai, công dân cần gửi khiếu nại và tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không đăng lên mạng xã hội.

d. Đúng, khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, công dân góp phần hỗ trợ cho việc tuân thủ pháp luật và làm cho bộ máy nhà nước trở nên vững mạnh hơn.

Câu 2: Các chủ thể dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo? Vì sao?

a. Cán bộ T khuyên anh B nên rút đơn tố cáo đề tránh bị trả thù nhưng anh B không đồng ÿ.

b. Lãnh đạo cơ quan X yêu cầu nhân viên tổ chức nhiều kênh tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, góp ý, phê bình của nhân dân tại cơ quan.

c. Công an G hướng dẫn anh D một số biện pháp đảm bảo an toàn cho bản thân sau khi tiếp nhận thông tin tố cáo của anh.

d. Bà S có tình cung cấp các thông tin sai sự thật khi tố cáo bà Á vi phạm pháp luật.

Trả lời:

a.

- Hành vi của cán bộ T chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tố cáo, gián tiếp bao che cho người sai phạm, gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người tố cáo.

- Hành vi của anh B đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tố cáo vì hành vi này đã thể hiện trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, thực hiện nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của công dân và tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

b. Lãnh đạo cơ quan X thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện quyền khiếu nại và giúp cơ quan khắc phục sai sót.

c. Công an G thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về tố cáo, bảo vệ an toàn của người tố cáo và giúp anh D tự bảo đảm an toàn.

d. Bà S đã vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tố cáo, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bà A và gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình xử lí sự việc.

Câu 3: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong mỗi tỉnh huống dưới đây:

a. Bố mẹ P nhận thấy mức bồi thường từ việc thu hồi một phần diện tích đất ở theo quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện đối với gia đình mình để giải phóng mặt bằng, mở rộng đường giao thông là không hợp lí vì thấp hơn mức quy định của Nhà nước. Cả hai cùng băn khoăn về việc có nên gửi đơn khiếu nại hay không vì diện tích đất bị thu hồi cũng không quá lớn và lo ngại sau khi khiếu nại có thể gặp một số rắc rối, khó khăn.

Nếu em là P em sẽ khuyên bố mẹ như thế nào?

b. Y phát hiện chủ tiệm tạp hoá gần nhá nhiều lần bán pháo nổ và đồ dùng tự quấn pháo nổ cho trẻ em. Y chia sẻ sự việc với O và muốn tố cáo hành vi của chủ tiệm tạp hoá đó với cơ quan công an nhưng lại sợ bị trả thù, sợ người thân gặp nguy hiểm.

Nếu là O. em sẽ khuyên Y như thế nào?

Trả lời:

a. Nếu là P, em sẽ: 

- Giải thích cho bố mẹ hiểu về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, mục đích của việc khiếu nại. Khi phát hiện sai phạm mà không khiếu nại là gián tiếp bao che cho những hành vi vi phạm. 

- Khuyên bố mẹ nên thu thập thông tin và làm đơn khiếu nại để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. 

b. Nếu là O, em sẽ: 

- Giải thích cho Y hiều hành vi của chủ tiệm tạp hoá có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực (ví dụ: nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ,...), 

- Khuyên Y nên tố cáo hành vi của ông chủ tiệm tạp hoá. Khi thực hiện tố cáo, Y nên chia sẻ lo lắng của bản thân với cán bộ công an và yêu cầu họ giữ bí mật thông tin người tố cáo để đảm bảo an toàn cho bản thân và người thân của mình.

Câu 4: Theo em, học sinh có trách nhiệm nhu thể nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại. tó cáo?

Trả lời:

Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo bao gồm:

- Nâng cao hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo thông qua việc học tập và rèn luyện bản thân.

- Tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ về khiếu nại, tố cáo phù hợp với năng lực và độ tuổi của mình.

- Tuyên truyền và khuyến khích người khác hiểu và thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo.

- Phê phán, đấu tranh, và tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật để đảm bảo công lý và tuân thủ pháp luật.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy viết một bài luận thể hiện ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo của công dân và chia sẻ lại với các bạn trong lớp.

Trả lời:

Dàn ý gợi ý:

- Ý nghĩa của các quy định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân:

  • Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân;

  • Là điều kiện để công dân tham gia và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí nhà nước và xã hội;

  • Là hình thức thể hiện quyền làm chủ của công dân trong hoạt động quản lí nhà nước; phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, giảm thiểu những hậu quả tiêu cực, góp phần xây dựng và phát triển một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;...

- Ý nghĩa của các quy định pháp luật về quyền của công dân về tố cáo:

  • Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;

  • Tạo điều kiện để công dân thực hiện tốt quyền của bản thân;

  • Ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước và xã hội; góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội..


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác