Dễ hiểu giải KTPL 11 kết nối tri thức bài 14 Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Giải dễ hiểu bài 14 Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu KTPL 11 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ

MỞ ĐẦU 

Quyền bầu cử và quyền ứng cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Thông qua việc thực hiện quyền bầu cử và Ứng cử, công dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình trong việc góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương.

Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết vì sao nói ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là ngày hội toàn dân?

Giải nhanh:

Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là ngày hội toàn dân, vì:

- Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là bầu ra người đại diện, thay mặt toàn thể Nhân dân xây dựng Hiến pháp, Pháp luật, giám sát các cơ quan chính quyền và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và của các địa phương sao cho phù hợp nhất với tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân

- Mỗi cử tri đi bỏ phiếu, không chỉ là bầu chọn người đại diện cho chính mình mà còn là chọn người đại diện cho Nhân dân cả nước (nếu là bầu Đại biểu Quốc hội), bầu người đại diện cho nhân dân cả tỉnh, thành phố, địa phương của mình 

- Quyết định bầu chọn của mỗi cử tri là quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước và của chính gia đình mình, cá nhân mình. 

KHÁM PHÁ

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

a. Quyền của công dân về bầu cử

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

"Hiến pháp năm 2013...các quy định về trình tự bầu cử và thể thức bầu cử;..."

(1) Em hãy cho biết, các chủ thể trong trường hợp 3 và 4 đã thực hiện quyền bầu cử như thế nào?

(2) Theo em, công dân có những quyền gì về bầu cử? Nêu ví dụ minh hoạ về việc thực hiện tốt những quyền đó trong cuộc sống.

Giải nhanh:

 (1)

- Trong trường hợp 3, anh A đã thực hiện tốt quyền của công dân về bầu cử qua việc tìm hiểu và nghiên cứu thông tin về các ứng viên để lựa chọn bỏ phiếu cho người phù hợp, đủ năng lực và điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Trong thông tin 4, các hội viên Chi hội Phụ nữ ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã thực hiện quyền của công dân về bầu cử bằng việc tham dự Hội nghị tuyên truyền phổ biến Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Tư pháp thành phố Hà Nội tổ chức; tiếp cận với một số nội dung cơ bản của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 như: nguyên tắc bầu cử, tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; quyền và nghĩa vụ của cử tri trong bầu cử; các quy định về trình tự bầu cử và thể thức bầu cử;... 

(2) Công dân có các quyền về bầu cử như: tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật; tổ cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử; khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân; tham gia hội, họp, tự do ngôn luận, báo chí về bầu cử theo quy định của pháp luật;...

b. Quyền của công dân về ứng cử

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

"Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015...đóng góp hết sức mình vì sự phát triển của Thủ đô và lợi ích quốc gia, dân tộc." 

(1) Em hãy cho biết, các chủ thể trong trường hợp 2 và 3 đã thực hiện quyền của công dân về ứng cử như thế nào?

(2) Theo em, công dân có những quyền gì vê ứng cử? Hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền của công dân về ứng cử.

Giải nhanh:

 (1)

- Trong trường hợp 2, chị M đã thực hiện quyền của công dân về ứng cử bằng việc chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật về hồ sơ, thủ tục tham gia ứng cử và một số quy định có liên quan, đồng thời chia sẻ dự định đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và bày tỏ mong muốn mọi người tạo điều kiện, hỗ trợ mình đạt được kết quả tốt trong cuộc bầu cử sắp tới.

- Trong thông tin 3, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XV, đơn vị bầu cử số 4, thành phố Hà Nội đã thực hiện quyền của công dân về ứng cử bằng việc tham dự Hội nghị tiếp xúc với cử tri các quận Hoàng Mai, huyện Gia Lâm; trình bày chương trình hành động của mình và tiến hành vận động bầu cử theo luật định.

(2) Công dân có các quyền về ứng cử như: bình đẳng giới về ứng cử; tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin về ứng cử theo quy định của pháp luật; tố cáo về người ứng cử; khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử; giám sát việc thực hiện pháp luật về bầu cử...

c. Nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

"Hiến pháp năm 2013...Anh K cảm thấy rất vui vì nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các cử tri ở địa phương."

(1) Trong trường hợp 3 và 4, các chủ thể đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử như thế nào?

(2) Theo em, công dân có nghĩa vụ gì về bầu cử và ứng cử? Nêu ví dụ minh hoạ về việc thực hiện tốt nghĩa vụ đó.

Giải nhanh:

 (1)

- Trường hợp 3, hai vợ chồng con trai bà Q đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về bầu cử bằng việc sắp xếp công việc để có thể trực tiếp đi bỏ phiếu bầu cử theo đúng quy định của pháp luật.

- Trường hợp 4, anh K đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về ứng củ bằng việc thực hiện các hoạt động vận động bầu cử một cách dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

(2) Công dân có các nghĩa vụ về bầu cử, ứng cử như: tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử; tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử; không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

"Luật bầu cử đại biêu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015...phải tổ chức bầu cử lại, gây lãng phí ngân sách nhà nước và gây khó khăn cho nhiều cử tri trong việc sắp xếp thời gian, công việc để thực hiện quyền công dân của mình."

(1) Các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử?

(2) Ngoài những hậu quả trên, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử còn có thể dẫn đến những hậu quả nào khác? Giải thích và nêu ví dụ minh hoạ.

(3) Em hãy chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử hoặc ứng cử mà em biết và rút ra bài học cho bản thân.

Giải nhanh:

 (1)

- Thông tin 1, 2 đề cập đến hậu quả pháp lí của các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ bầu cử và ứng cử của công dân.

- Trường hợp 3, hành vi gian lận của ông T đã khiến ông bị kỉ luật, buộc thôi việc và khởi tố theo quy định của pháp luật. 

(2) Hành vi vi phạm quyền bầu cử và ứng cử của công dân gây ra những hậu quả tiêu cực khác như: ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí nhà nước; gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoãn ngày bầu cử; xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân, cá biệt làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, kinh tế, công việc của công dân;...

 (3) Trường hợp: Ông B là thành viên tổ bầu cử đại biểu HĐND cấp xã. Khi thấy chị H và các nhân viên của mình viết phiếu bầu, ông B đã đề nghị chị H và các nhân viên bầu cho anh T là cháu trai của mình.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác