Câu hỏi tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Nêu quy định cơ bản của pháp luật về quyền bầu cử của công dân? 

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân có những quyền gì về bầu cử?

Câu 3: Nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử được thể hiện như thế nào?

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử có thể để lại những hậu quả gì?

Câu 2: Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sẽ được giải quyết như thế nào?

Câu 3: Theo em, quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử được quy định trong Hiến pháp nhằm mục đích gì?

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

  1. Ứng cử là phương thức lựa chọn người đại diện thay mặt cho công dân để làm lãnh đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định.
  2. Mọi công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ mười tám tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
  3. Trong một số trường hợp đặc biệt, cử tri được nhờ người khác bầu cử thay.
  4. Việc bỏ phiếu phải được công khai trước sự chứng kiến của các thành viên Tổ bầu cử.

Câu 2: Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật sau

  1. Anh V (19 tuổi) tự mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân để ra sức giúp ích cho địa phương.
  2. Bà N phản bác những luận điệu xuyên tạc trên mạng xã hội về bầu cử, ứng cử trong quá tình tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 3: Em hãy cho biết trường hợp nào dưới đây được quyền bầu cử, ứng cử/trường hợp nào không có quyền bầu cử, ứng cử và giải thích?

  1. Anh P 50 tuổi, bị bệnh tâm thần.
  2. Bà G (90 tuổi) do sức yếu nên không thể đi lại được
  3. Ông C bị ung thư và đang điều nội trú tại Bệnh viện K.
  4. Y bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc do có hành vi gãy rối trật tự nơi công cộng theo quyết định của Toà án nhân dân huyện M.

Câu 4: Anh K muốn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tại địa phương. Tuy nhiên, do không đủ điều kiện ứng cử theo luật định nên anh K đã liên hệ với một số đối tượng để hợp thức hoá hồ sơ giấy tờ cá nhân để thực hiện mục đích trên. Khi biết được thông tin, chị N đã tố cáo hành của anh K đến cơ quan có thẩm quyền. Sau khi xem xét, cơ quan có thẩm quyền đã quyết định không đưa anh K vào danh sách ứng cử viên vì không đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Nhận xét về hành vi của anh K và chị N?

Câu 5:  Sau ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các bạn lớp 12 đến trường với niềm tự hào lớn trước các em lớp dưới vì đã lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân. H hãnh diện khoe: “Tớ không chỉ có một phiếu đâu nhé. Cả bà và mẹ đều “tín nhiệm cao” giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn”. Nhận xét về hành động của H? Em có chia sẻ với H niềm tự hào đó không? Vì sao?

Câu 6: Để người dân trên địa bàn hiểu và thực hiện được quyền công dân của mình, trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Uỷ ban nhân dân xã P đã tiến hành tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử. Nhờ vậy, tỉ lệ cử tri xã P đi bầu đạt 99,9%. Hãy cho biết hiệu quả của những việc làm trên?

Câu 7: Phường B tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Dù biết được thông tin đó nhưng do có đơn hàng đột xuất anh A - chủ doanh nghiệp tư nhân G, đã yêu cầu người lao động không đi bầu cử để hoàn thành công việc. Nhiều người lao động muốn thực hiện quyền bầu cử của mình nhưng vì lo sợ bị trừ lương nên đã không đi bầu. Hành vi của anh A đã vi phạm quyền và nghĩa vụ gì của công dân về bầu cử? Hậu quả của hành vi đó là gì?

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trong cuộc thi “Tìm hiểu về quyền bầu cử, ứng cử do Trường Trung học phố thông P tổ chức, B cho biết mọi công dân đủ hai mươi mốt tuổi trỡ lên thì đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhãn dân. Tuy nhiên, C không đồng ý và tranh luận, trong một số trường hợp nhất định công dân không được ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Từ tình huống trên, em đồng ý với ý kiến của B hay C? Vì sao?

Câu 2: Tại sao nói ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là “Ngày hội toàn dân”?

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử, Bài tập tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật bài 14 Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử, Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử kết nối ôn tập tự luận, Tự luận Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Bình luận

Giải bài tập những môn khác