Giải ngắn gọn Địa lí 11 Kết nối Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Giải siêu ngắn Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu sách lịch sử và địa lí 11 kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

MỞ ĐẦU

Để đảm bảo hòa bình trên thế giới nhằm điều tiết, giám sát, thúc đẩy kinh tế toàn cầu và khu vực các nước đã hình thành các tổ chức quốc tế và khu vực. Vậy các tổ chức này có vị trí và vai trò như thế nào? Các vấn đề an ninh toàn cầu mà hiện nay thế giới phải đối mặt là gì ?

Trả lời:

- Những nhiệm vụ chung của các tổ chức này là: điều tiết, giám sát, thúc đẩy kinh tế toàn cầu và khu vực.

- Các vấn đề an ninh toàn cầu mà hiện nay thế giới phải đối mặt là: An ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh mạng.

 

I. MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC.

CH: Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày về một tổ chức quốc tế hoặc khu vực (năm thành lập, số thành viên, mục tiêu hoạt động).

Trả lời:

 

Năm thành lập

Số lượng

thành viên

Mục tiêu hoạt động

Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)

1944

190 (tính đến năm 2021)

- Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

- Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế - hệ thống tỉ giá và hệ thống thanh toán toàn cầu.

 

II. AN NINH TOÀN CẦU VÀ BẢO VỆ HÒA BÌNH TRÊN THẾ GIỚI.

Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin mục II và hiểu biết của bản thân, hãy:

CH1: Trình bày về một vấn đề an ninh toàn cầu mà em quan tâm. 

Trả lời:

An ninh nguồn nước:

    • An ninh nguồn nước là việc đảm bảo số lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động kinh tế;

    • An ninh nguồn nước đảm bảo được khả năng ứng phó hiệu quả với các thảm họa, thiên tai liên quan đến nước, ...

Để đảm bảo an ninh nguồn nước, các quốc gia cần thường xuyên phối hợp, nghiên cứu, thảo luận các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước. 

 

CH2: Nêu sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình trên thế giới. 

Trả lời:

Cần phải bảo vệ hòa bình trên thế giới vì:

  • Bảo vệ hòa bình giúp các nước giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu, bảo vệ cho đất nước ngày càng thịnh vượng.

=> Mỗi quốc gia cần có trách nhiệm duy trì và bảo vệ hòa bình tại quốc gia, khu vực và trên toàn cầu.

 

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

CH1: Hoàn thành bảng theo mẫu sau về các tổ chức UN, WTO, IMF, APEC

Tên tổ chức

UN

WTO

IMF

APEC

Năm thành lập

?

?

?

?

Số thành viên

?

?

?

?

Mục tiêu hoạt động

?

?

?

?

Năm Việt Nam gia nhập

?

?

?

?

Trả lời:

Tên tổ chức

UN

WTO

IMF

APEC

Năm thành lập

1945

1995

1944

1989

Số thành viên

193

164

190

21

Mục tiêu hoạt động

- Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.

- Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn để quốc tế.

- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại. 

- Thúc đẩy sự phát triển về thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại.

- Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc. 

- Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

- Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế - hệ thống tỉ giá và hệ thống thanh toán toàn cầu. 

- Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực.

- Tăng cường hệ thống đa phương mở.

Năm Việt Nam gia nhập

1977

2007

1976

1998

 

CH2: Phân tích mối liên hệ giữa một vấn đề an ninh toàn cầu với việc cần phải bảo vệ hòa bình trên thế giới.

Trả lời:

An ninh lương thực đề cập đến khả năng của một quốc gia hoặc khu vực trong việc đảm bảo sự cung cấp và tiếp cận lương thực ổn định, đủ đáp ứng nhu cầu của dân cư.

Một quốc gia không đảm bảo an ninh lương thực có thể đối mặt với nhiều vấn đề và rủi ro. Nếu một quốc gia không có khả năng sản xuất đủ lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu của dân cư, hoặc nếu quốc gia đó phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu lương thực từ các quốc gia khác, thì có thể gây ra sự bất ổn trong nền kinh tế, tăng giá cả và tạo ra sự không ổn định chính trị. Những vấn đề lương thực này có thể tạo ra mối đe dọa đến an ninh quốc gia và khu vực.

Trong bối cảnh đó, bảo vệ hòa bình có thể liên quan trực tiếp đến an ninh lương thực. Khi các quốc gia không phải lo lắng về việc đảm bảo đủ lượng lương thực cho dân cư của mình, họ có thể tập trung vào việc phát triển kinh tế, giảm nghèo đói và cải thiện chất lượng sống của người dân. Điều này có thể giảm bớt căng thẳng và tranh chấp về tài nguyên và hạn chế xung đột mà có thể phát sinh do sự cạnh tranh trong nguồn lương thực.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải ngắn gọn Địa lí 11 kết nối tri thức Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu, Giải ngắn Địa lí 11 KNTT Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác