Tóm tắt kiến thức địa lí 11 kết nối bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu
Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lí 11 kết nối tri thức bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 4. MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC, AN NINH TOÀN CẦU
I. MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC
Tên tổ chức | Năm thành lập | số thành viên | Tôn chỉ hoạt động | Mục tiêu hoạt động |
Liên hợp quốc (UN) | 1945 | 193 | bảo đảm một nền hoà bình và trật tự thế giới bền vững | + Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. + Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết. + Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo. + Xây dựng UN là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung. |
Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) | 1995 | 164 | thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. | + Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường. + Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tác cơ bản của Công pháp quốc tế. + Nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu |
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) | 1944 | 190 | thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm, tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo trên toàn thế giới. | + Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên khi các nước này gặp khó khăn. + Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế – hệ thống tỉ giá và hệ thống Thanh toán toàn cầu để các quốc gia và mọi người dân giao dịch được với nhau và với công dân của nước khác. |
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương | 1989 | 21 | thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. | + Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực. + Tăng cường hệ thống đa phương mở vì lợi ích của châu Á – Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác. + Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hoá – dịch vụ, vốn và công nghệ |
II. AN NINH TOÀN CẦU VÀ BẢO VỆ HÒA BÌNH TRÊN THẾ GIỚI
a. An ninh toàn cầu
Khái niệm | Nguyên nhân | Giải pháp | |
An ninh lương thực | An ninh lương thực là việc đảm bảo mọi người có quyền tiếp cận các nguồn lương thực một cách đầy đủ, an toàn để duy trì cuộc sống khoẻ mạnh | Xung đột vũ trang, chiến tranh, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, làm gián đoạn nguồn sản xuất và cung ứng lương thực, thực phẩm. | - Cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo cho các khu vực mất an ninh lương thực nghiêm trọng - Đẩy mạnh sản xuất lương thực bằng nhiều cách. - Nâng cao vai trò của các tổ chức quốc tế để giải quyết vấn để an ninh lương thực toàn cầu. |
An ninh năng lượng | An ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng, dưới nhiều hình thức khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của con người và cho các hoạt động kinh tế - xã hội. | Những thay đổi lượng là sự đảm trong thị trường dầu mỏ và các năng lượng khác, cùng sự xuất hiện nhiều nguy cơ như: xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu,... đã khiến an ninh năng lượng không được bảo đảm | - Đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo. - Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên và tìm kiếm các nguồn năng lượng mới. - Tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc đàm phán, hợp tác, phân phối năng lượng. - Các quốc gia phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề năng lượng |
An ninh nguồn nước | An ninh nguồn nước là việc đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động kinh tế; đảm bảo mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lí. | Việc sử dụng nước còn kém hiệu quả, lãng phí, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,... | - Các quốc gia cần thường xuyên phối hợp, nghiên cứu, | thảo luận các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước - Mỗi nước cũng cần chủ động bảo vệ nguồn nước, tránh tình |trạng ô nhiễm nước, phát triển hệ thống thuỷ lợi và nâng cao công nghệ xử lí nước thải,... - Các nước có chung nguồn tài nguyên nước cần chia sẻ, hợp tác và phối hợp kiểm soát nguồn nước |
An ninh mạng | An ninh mạng là sự đảm bảo hoạt động trên không gian mạng không gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân | Các hiện tượng mất an ninh mạng như phát tán các thông tin sai, vi-rút, lộ dữ liệu cá nhân,... diễn biến nhanh, ngày càng phức tạp và có tác động đến mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. | - Nhiều quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế ban hành chiến lược an ninh mạng, các đạo luật về an ninh mạng. - Thành lập các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, chiến tranh mạng, phòng chống khủng bố mạng,... - Các quốc gia, các cơ quan, |tổ chức quốc tế, các hãng công nghệ cần hợp tác chặt chẽ trong phòng, chống tấn công mạng và tội phạm mạng; cùng chung tay xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh |
b. Bảo vệ hoà bình
- Phải bảo vệ hoà bình vì
+ Hoà bình là khát vọng của mỗi quốc gia và toàn nhân loại.
+ Bảo vệ hoà bình giúp các nước chung tay giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu
+ Bảo vệ hoà bình cũng là bảo vệ cho đất nước ngày càng thịnh vượng.
- Biện pháp bảo vệ hoà bình: mỗi quốc gia có trách nhiệm duy trì và bảo vệ hoà bình tại quốc gia, khu vực và trên toàn cầu; tăng cường đối thoại và hợp tác để giải quyết mâu thuẫn và xung đột giữa các nước; tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc thúc đẩy và gìn giữ hoà bình trên thế giới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận