Giải Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối chủ đề 6: Em với cộng đồng

Giải chủ đề 6: Em với cộng đồng bộ sách Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức môn Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức chương trình mới

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về mạng lưới quan hệ cộng đồng

1. Chỉ ra mạng lưới quan hệ cộng đồng trong các tình huống sau:

  • Tình huống 1:

Chuẩn bị chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Hội Phụ nữ kết hợp với Đoàn Thanh niên của xã tổ chức chương trình “Vẻ đẹp tháng 3”. Chiều tối hàng ngày, Vân Anh cùng bạn và các cô, các bác trong xóm ra sân nhà văn hóa cùng nhau luyện tập.

  • Tình huống 2:

Hương là lớp trưởng lớp 9C. Bạn đã lập ra một nhóm thiện nguyện để giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong thôn. Đây là hoạt động có ý nghĩa nên đã thu hút được nhiều bạn trong lớp cùng tham gia. Các bạn trong nhóm thiện nguyện rất nhiệt tình đã quyên góp và vận động người thân, cộng đồng cùng tham gia. 

2. Thảo luận về cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. 

HOẠT ĐỘNG 2: Đề xuất cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng

          Thảo luận đề xuất cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: 

Trường Trung học cơ sở Bình Minh nằm gần bệnh viện huyện. Hằng ngày, Thư đi học qua nhìn thấy nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nên có ý tưởng lập nhóm tình nguyện nấu cháo từ thiện cho bệnh nhân. Tuy nhiên, Thư chưa biết làm thế nào để thực hiện ý tưởng đó. 

  • Trường hợp 2:

Từ nhỏ, Chúc đã yêu thích đọc sách và mong muốn lập một thư viện trong xóm để mọi người tới đó đọc sách. Không những vậy, Chúc còn muốn mọi người trong xóm, nhất là các bạn nhỏ, có thói quen đọc sách và yêu sách. Tuy nhiên, Chúc băn khoản chưa biết làm thế nào để xây dựng được mạng lưới những người yêu sách và cùng nhau xây dựng thư viện sách trong xóm. 

HOẠT ĐỘNG 3: Lập kế hoạch tham gia hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương

1. Lựa chọn một hoạt động giáo dục truyền thống hoặc phát triển cộng đồng ở địa phương để lập kế hoạch tham gia.

2. Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống, phát triển cộng đồng và chia sẻ kết quả. 

HOẠT ĐỘNG 4: Duy trì tham gia hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương

1. Tiếp tục tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.

2. Chia sẻ kết quả tham gia hoạt động.

2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRÊN MẠNG XÃ HỘI

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu cách thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội

1. Chia sẻ hiểu biết về hoạt động giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

1. Thảo luận những việc cần làm để thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

HOẠT ĐỘNG 2: Thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội

1. Lập kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội

Gợi ý:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Nhóm thực hiện: Nhóm 3

Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội, từ đó đề xuất các biện pháp giúp học sinh giao tiếp an toàn trên mạng xã hội. 

Đối tượng khảo sát: Học sinh khối lớp 9. 

Nội dung khảo sát: Tìm hiểu nội dung giao tiếp, cách thức giao tiếp, ngôn ngữ giao tiếp, hành vi giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

Phương pháp, hình thức khảo sát: Khảo sát bằng phiếu; phỏng vấn trực tiếp và trực tuyến.

Công cụ khảo sát: Phiếu khảo sát, câu hỏi phỏng vấn.

Thời gian, địa điểm khảo sát:

  • Thứ Sáu và thứ Bảy

  • Trong trường và tại địa phương

Phân công nhiệm vụ:

  • Xây dựng công cụ khảo sát: Bạn …

  • Phát phiếu khảo sát: Bạn …

  • Xử lí kết quả khảo sát: Bạn …

  • Viết và trình bày báo cáo kết quả khảo sát: Bạn …

2. Thiết kế công cụ khảo sát

Gợi ý:

PHIẾU KHẢO SÁT

THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Khoanh tròn vào phương án trả lời mà em lựa chọn. Lưu ý có thể lựa chọn nhiều phương án.

1. Mỗi ngày, bạn thường dùng mạng xã hội trong bao nhiêu lâu? 

  1. Dưới 1 giờ

  2. Từ 1 giờ đến 3 giờ

  3. Trên 3 giờ

2. Bạn thường giao tiếp trên mạng xã hội về những nội dung nào? 

  1. Học tập

  2. Trò chuyện với bạn bè

  3. Mua, bán hàng trực tuyến

3. Khi giao tiếp trên mạng xã hội bạn thường nghĩ gì?

  1. Đăng trạng thái cảm xúc của mình

  2. Bình luận

  3. Thể hiện cảm xúc trên các bài đăng và bình luận của người khác

4. Nếu bạn bị một người bình luận với ý không tốt, có ý xúc phạm, bạn sẽ làm gì?

  1. Phớt lờ, thậm chí báo chăn tài khoản của người đó

  2. Phản ứng giận dữ

  3. Trả lời khéo léo, tránh xung đột

CÂU HỎI PHỎNG VẤN

1. Bạn có thường xuyên giao tiếp trên mạng xã hội không?

2. Bạn thường giao tiếp trên nền tảng mạng xã hội nào?

3. Bạn thường giao tiếp trên mạng xã hội về những nội dung gì?

4. Bạn thường giao tiếp trên mạng xã hội theo cách nào?

5. Giao tiếp trên mạng xã hội mang lại những lợi ích và rủi ro nào?

3. Chia sẻ kế hoạch đã lập và công cụ khảo sát.

HOẠT ĐỘNG 3: Thực hiện đề tài khảo sát và xử lí kết quả sau khi khảo sát.

1. Tiến hành khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội theo kế hoạch đã lập.

2. Xử lí kết quả khảo sát.

3. Báo cáo kết quả khảo sát.

3. TRUYỀN THÔNG TRONG CỘNG ĐỒNG VỀ NHŨNG VẤN ĐỀ HỌC ĐƯỜNG

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu hoạt động truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường

1. Xác định những vấn đề học đường học sinh có thể tham gia truyền thông trong cộng đồng.

2. Chia sẻ một hoạt động truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề học đường mà em đã từng tham gia. 

HOẠT ĐỘNG 2: Xây dựng kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề học đường

Lựa chọn một vấn đề học đường và lập kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề đó.

          Gợi ý:

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG TRONG CỘNG ĐỒNG

VỀ VẤN ĐỀ “HỌC SINH GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CÓ VĂN HÓA”

Nhóm thực hiện: Nhóm 3

Địa điểm thực hiện: Nhà văn hóa thôn…, xã…

Đối tượng truyền thông: Giúp học sinh trên địa bàn giao tiếp, ứng xử có văn hóa ở cộng đồng

Nội dung truyền thông: Lời nói, hành vi, cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa mà học sinh cần thực hiện.

Hình thức truyền thông: Thuyết trình kết hợp với sử dụng đoạn phim ngắn. 

Chương trình truyền thông:

  • Chào hỏi và giới thiệu. 

  • Tuyên bố lí do, giới thiệu về hoạt động.

  • Thuyết trình và xem đoạn phim ngắn về vấn đề học sinh giao tiếp, ứng xử có văn hóa.

  • Trao đổi và đưa ra thông điệp của buổi truyền thông. 

HOẠT ĐỘNG 3: Thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề học đường

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải SGK Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức, Giải chi tiết Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức mới, Giải Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức chủ đề 6: Em với cộng đồng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác