Giải Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối chủ đề 1: Em với nhà trường

Giải chủ đề 1: Em với nhà trường bộ sách Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức môn Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức chương trình mới

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT VÀ SỐNG HÀI HÒA VỚI CÁC BẠN, THẦY CÔ

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu hiểu biện của tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô 

1. Chia sẻ những hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn.

2. Trao đổi về những hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với thầy cô. 

3. Thảo luận để xác định cách ứng xử thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô.

HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành thể hiện tông trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô

Thực hành thể hiện tôn trọng sự khác biết và sống hài hòa với các bạn, thầy cô trong các tình huống sau: 

  • Tình huống 1: 

Khi cùng các bạn trong lớp nói về sở thích âm nhạc, Vân cho biết mình đặc biệt thích các làn điệu dân ca và hát chầu văn. Một số bạn cười rất to vì cho rằng Vân không cập nhật xu hướng âm nhạc của giới trẻ hiện nay. 

  • Tình huống 2: 

Cô Hải mới được phân công dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 9A1 thay thầy Hùng. Hai thầy cô có phong cách giảng dạy khác nhau. Một số bạn trong lớp tỏ ra không thích cách giảng dạy của cô Hải và thường lơ là khi cô giảng bài. 

HOẠT ĐỘNG 3: Rèn luyện thái độ, hành vi tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô

2. PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

1. Trao đổi về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường mà em biết.

2. Chia sẻ cảm nhận của em sau khi tham gia hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. 

HOẠT ĐỘNG 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

1. Lựa chọn và lập kế hoạch tổ chức một hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. 

Gợi ý:

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THI TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIỎI VỀ PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Thời gian thực hiện: Ngày…tháng…năm…

Địa điểm thực hiện: Lớp 9B1, Trường Trung học cơ sở Hòa Bình

Đối tượng tham gia: Học sinh lớp 9B1, Trường Trung học cơ sở Hòa Bình

Công việc cần chuẩn bị:

 - Dẫn chương trình: Duy Long

 - Tài liệu: Thu Hương, Đình Vinh

 - Phẩn thưởng: Thành Công

Thể lệ cuộc thi:

 - Nội dung tuyên truyền:

o   Các hình thức bắt nạt học đường

o   Nguyên nhân của bắt nạt học đường

o   Tác động tiêu cực của bắt nạt học đường đối với cá nhân học sinh, lớp học, nhà trường,…

o   Những biện pháp cần thực hện để phòng chống bắt nạt học đường.

 - Hình thức thi: Thuyết trình, hùng biện, diễn tiểu phẩm,…

 - Tiêu chí chấm điểm: Nội dung đầy đủ, trình bày sáng tạo, có sản phẩm minh học,…

 - Cách thức thi: Cá nhân hoặc nhóm

Chương trình dự kiến:

 - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu về cuộc thi và các thành phần tham gia.

 - Thể hiện phần thi của các đội.

 - Ban giám khảo công bố kết quả.

Tổng kết cuộc thi

 - Đưa ra thông điệp phòng chống bắt nạt học đường.

 - Cam kết không có hành vi bắt nạt học đường.

2. Tham gia thực hiện kế hoạch truyền thông về phòng chống bắt nạt học đường theo kế hoạch đã xây và chia sẻ kết quả. 

HOẠT ĐỘNG 3: Đánh giá hiệu quả các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

1. Chia sẻ những hoạt động phòng chống bắt nạt học đường em đã tham gia. 

2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động phòng chống bắt nạt học đường mà em đã tham gia theo các tiêu chí: 

  • Số lượng người tham gia. 

  • Sự quan tâm, theo dõi của người tham gia.

  • Sự hài lòng, hứng thú của những người tham gia vào các hoạt động.

  • Cam kết của người tham gia trong phòng chống bắt nạt học đường.

HOẠT ĐỘNG 4Rèn luyện kĩ năng tổ chức các hoạt động phòng chồng bắt nạt học đường

3. XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH

HOẠT ĐỘNG 1: Chia sẻ về sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường và các hoạt động lao động công ích ở trường

1. Chia sẻ những sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường mà em đã thực hiện.

2. Kể về những hoạt động lao động công ích ở trường em đã tham gia.

HOẠT ĐỘNG 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động lao động công ích do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động

1. Lựa chọn một hoạt động lao động công ích và xác định mục tiêu của hoạt động đó. 

2. Xây dựng kế hoạch cho buổi lao động công ích đã lựa chọn.

Gợi ý:

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG “KHÔNG GIAN XANH”

Nhóm thực hiện:

 - Nguyễn Như Hoa

 - Phạm Văn Dũng

 - Bùi Thị Phương Thảo

 - Hoàng Thị Ngọc Mai

Mục tiêu: Tham gia lao động công ích nhằm góp phần tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho nhà trường.

Nội dung công việc:

 - Dọn vệ sinh, trồng hoa, trồng cây xanh trong và xung quanh khuôn viên vườn hoa.

 - Thiết kế những biển báo nhỏ gắn trong vườn hoa như: “Mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp”, “Công trình của lớp 9A”.

Chuẩn bị: Cây con, dụng cụ để làm sạch khuôn viên vườn hoa, kéo và các vật liệu để làm biển báo.

Thời gian thực hiện: Sáng thứ Bảy, ngày 15 tháng 10 năm…

Địa điểm thực hiện: Khuôn viên hoa của nhà trường.

Phân công nhiệm vụ:

 - Mang dụng cụ làm sạch vườn hoa: nguyễn như hoa, hoàng thị ngọc mai

 - Chuẩn bị các nguyên, vật liệu và cây con: bùi thị phương tao, phạm văn dũng.

 - Làm vệ sinh khuôn viên vườn hoa và trồng cây: Cả nhóm.

 - Lựa chọn vị trí trong khuôn viên để đặt biển báo: Cả nhóm.

HOẠT ĐỘNG 3: Làm sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thông nhà trường do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động

1. Thảo luận về sản phẩm sẽ làm để đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường.

2. Thực hành thiết kế sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường. 

Những sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường: vẽ tranh về nhà trường, thiết kế khuôn viên nhỏ ở hành lang gồm có cây xanh, kệ sách; tạo kho dữ liệu ảnh về các hoạt động nhà trường…

Ví dụ:

A display of children's artwork

Description automatically generated

- Hình thức sản phẩm: Mô hình con thuyền, cánh buồm ước mơ.

- Cách thực hiện thiết kế sản phẩm: 

+ Bước 1: Tạo khung con thuyền, cánh buồm

+ Bước 2: Tạo các sản phẩm trang trí con thuyền

+ Bước 3: Gắn, trang trí con thuyền.

- Ý nghĩa, thông điệp sản phẩm: Từ xưa đến nay, thầy cô được ví như người lái đò, chở học sinh cập bến bờ kiến thức. Do đó, con thuyền này là con thuyền tri thức, con thuyền đưa các thế hệ học sinh chắp cánh ước mơ.

HOẠT ĐỘNG 4: Tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải SGK Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức, Giải chi tiết Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức mới, Giải Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức chủ đề 1: Em với nhà trường

Bình luận

Giải bài tập những môn khác