Giải bài Ôn tập phần 3
Giải bài Ôn tập phần 3 - Sách sinh học 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
Bài tập
Câu 1: Nêu các đặc điểm của vi sinh vật. Đặc điểm nào là thế mạnh mà công nghệ vi sinh vật đang tập trung khai thác? Vì sao?
Trả lời:
- Đặc điểm của vi sinh vật:
- Vi sinh có kích thước rất nhỏ
- Vi sinh sử dụng các enzym để tổng hợp và phân giải các chất.
- Vi sinh có thể phát triển rất nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.
- Vi sinh là khối kiến trúc cho các dạng sống cao hơn trong mạng lưới của Trấi đất. Các chất dinh dưỡng và nguyên tố cần để tái tạo chất nguyên sinh bao gồm các nguồn thức ăn carbon, nitơ, chất khoáng và các nguyên tố khác.
- Thích nghi với môi trường nhanh để dễ dàng tồn tại với môi trường sống mới trong mọi điều kiện.
- Có nhiều chủng loại khác nhau trong mọi điều kiện khác nhau. Nhiệt độ cao như miệng núi lửa, nhiệt độ thấp như nam cực, áp suất lớn như đáy đại dương. Hơn nữa, vi sinh vật có khoảng trên 100 nghìn loài như động vật nguyên sinh, nấm vi tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn, vi rút,… Và mỗi năm lại biến động thêm những vi sinh vật mới.
- Đặc điểm thế mạnh mà công nghệ vi sinh vật đang tập trung khai thác là vi sinh sử dụng các enzym để tổng hợp và phân giải các chất. Tính ứng dụng của đặc điểm này là rất lớn ví dụ: Chế biên và bảo quản thực phẩm, phân bón, nguyên liệu,...
Câu 2: Cầu khuẩn A có kích thước 1,5 micromet x 1,5 micromet và trực khuẩn B ( hình trụ) có kích thước 2 micromet x 1,2 micromet. Hãy so sánh tỉ lệ S/V của hai vi khuẩn này. Để nuôi thu sinh khối vi khuẩn thì em sẽ chọn cầu khuẩn A hay trục khuẩn B ? Vì sao ?
Trả lời:
- Cầu khuẩn :
S = 4πR2 V = 4/3. πR3
Tỉ lệ S/V = 3/R =>S/V = 3/0,75 = 4
- Trực khuẩn:
S= 2πR2 + h2Rπ V = 2π R2.h
Tỉ lệ S/V= (R+ h)/(Rh) => S/V = (0,6 +2) /(0,6.2)= 2,17
=> Để thu nuôi sinh khối em sẽ chọn nuôi cầu khuẩn.Vì cầu khuẩn có kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn hơn trực khuẩn, thuận lợi cho sự trao đổi chất, dẫn tới sinh trưởng, phân chia nhanh, đảm bảo sự thích nghi với môi trường.
Câu 3: Trình bày các pha sinh trưởng ở quần thể vi sinh vật trong hệ kín. Để nuôi thu nhận sinh khối của vi khuẩn thì nên dừng ở pha nào ? Vì sao ?
Trả lời:
Các pha sinh trưởng ở quần thể vi sinh vật trong hệ kín là
a) Pha tiềm phát (pha Lag)
b) Pha lũy thừa (pha Log)
c) Pha cân bằng
d) Pha suy vong
Để nuôi thu nhận sinh khối của vi khuẩn thì nên dừng ở pha cân bằng vì lượng sinh khối tại đây là lớn nhất.
Bình luận