Giải bài 8 vật lí 12: Giao thoa sóng

Dựa theo cấu trúc SGK Vật lí 12, Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài: Giao thoa sóng. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài 8 vật lí 12: Giao thoa sóng

A. Lý Thuyết:

I. Hiện tượng giao thoa sóng: 

Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn tăng cường lẫn nhau; có những điểm ở đó chúng luôn triệt tiêu nhau.

II. Vị trí các cực đại, cực tiểu:

1. Vị trí các cực đại:

Các cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới đó bằng một số nguyên lần bước sóng:

     d2 – d1 = k.λ ; (k = 0, ±1,±2,…)

Tập hợp các điểm dao động với biên độ cực đại tạo thành gợn lồi trên mặt nước. Với hai nguồn đồng pha (đồng bộ), tập hợp các điểm dao động với biên độ cực đại bao gồm đường trung trực của S1Svà các đường hypebol nhận S1, S2 làm tiêu điểm.

2. Vị trí các cực tiểu:

Các cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới đó bằng một số nửa nguyên lần bước sóng:

d– d=(k + $\frac{1}{2}$) .λ ; (k = 0, ±1,±2,...)

Tập hợp các điểm dao động với biên độ cực tiểu tạo thành gợn lõm trên mặt nước. Với hai nguồn đồng pha (đồng bộ), tập hợp các điểm dao động với biên độ cực tiểu bao gồm các đường hypebol nằm xen kẽ các gợn lồi.

III. Điều kiện để giao thoa. Sóng kết hợp

Muốn quan sát được vân giao thoa ổn định của hai sóng thì hai sóng đó phải là hai sóng kết hợp.

Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số (hay chu kì) và có hiệu số pha không đổi theo thời gian. Hài nguồn kết hợp có cùng pha gọi là hai nguồn đồng bộ.

Hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra là hai sóng kết hợp.

Giao thoa là một hiện tượng đặc trưng của sóng.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: SGK Vật lí 12 (trang 45):

Hiện tượng giao thoa của hai sóng là gì?

 

Câu 2: SGK Vật lí 12, trang 45:

Nêu công thức xác định vị trí các cực đại giao thoa.

Câu 3: SKG Vật lí 12, trang 45:

Nêu công thức xác định vị trí các cực tiểu giao thoa.

Câu 4: SGK Vật lí 12, trang 45:

Nêu điều kiện giao thoa

Câu 5: SGK Vật lí 12, trang 45:

Chọn câu trả lời đúng

Hiên tượng giao thoa là hiện tượng

A. giao nhau của hai sóng tại một điểm của môi trường.

B. tổng hợp của hai dao động.

C. tạo thành các gợn lồi, gợn lõm.

D. hai sóng, khi gặp nhau có những điểm chúng luôn luôn tăng cường nhau, có những điểm chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.

Câu 6: SGK Vật lí 12, trang 45: Chọn câu đúng.

Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có

A. cùng biên độ.

B. cùng tần số.

C. cùng pha ban đầu.

D. cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Câu 7: SGK Vật lí 12, trang 45:

Trong thí nghiệm ở Hình 8.1, tốc độ truyền sóng là 0,5 m/s, cần rung có tần số 40 Hz. Tính khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn S1S2.

Câu 8: SGK Vật lí 12 trang 45:

Trong thí nghiệm ở Hình 8.1, khoảng cách giữa hai điểm S1, S2 là d = 11 cm. Cho cần rung, ta thấy hai điểm S1, S2 gần như đứng yên và giữa chúng còn 10 điểm đứng yên không dao động. Biết tần số rung là 26 Hz, hãy tính tốc độ truyền sóng.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác