Đề thi giữa kì 2 tiếng Việt 3 CTST: Đề tham khảo số 2

Đề tham khảo số 2 giữa kì 2 tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II 

TIẾNG VIỆT LỚP 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO – ĐỀ 2

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

Nội dung

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

Số câu

3

 

1

 

1

 

 

1

4

Câu số

1,2

 

3

 

4

 

 

5

 

Số điểm

1

 

0,5

 

0,5

 

 

1

2

Kiến thức tiếng việt

Số câu

 

1

 

1

 

2

 

 

5

Câu số

 

6

 

7

 

8, 9

 

 

 

Số điểm

 

1

 

1

 

2

 

 

5

Tổng

Số câu

2

1

1

1

1

2

 

1

9

Số điểm

1

1

0,5

1

0,5

2

 

1

7

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài viết 1

Số câu

 

 

 

1

 

 

 

 

1

Câu số

 

 

 

1

 

 

 

 

 

Số điểm

 

 

 

4

 

 

 

 

4

2

Bài viết 2

Số câu

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Câu số

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Số điểm

 

 

 

 

 

 

 

6

6

Tổng số câu

 

 

 

1

 

 

 

1

2

Tổng số điểm

 

 

 

4

 

 

 

6

10

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi giữa Học kì 2 – Chân trời sáng tạo

Năm học 2022 - 2023

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 25 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

Cầu treo

Kĩ sư Brao(1) được giao làm một cây cầu trên sông Tuýt(2). Sau khi tìm hiểu, khảo sát bờ sông và đáy sông, ông thấy không thể xây trụ cầu được. Ông chưa tìm ra giải pháp nào để bắc cầu.

Một lần, ông Brao đi dọc bờ sông. Chân ông bước mà tâm trí chỉ để vào một câu hỏi: “Làm cách nào để bắc cầu bây giờ?”. Bất chợt, đầu ông va vào một cành cây. Ông nhìn lên và thấy một chú nhện đang bỏ chạy, để lại tấm lưới vừa mới chăng. Ông xem xét một cách chăm chú và nhận ra sự kì lạ của tấm mạng nhện chăng giữa hai cành cây. Trước gió, tấm mạng nhện đung đưa, uốn éo nhưng không hề bị đứt.Ông Brao ngắm những sợi tơ nhện rồi reo lên:

- Đúng rồi, cầu trên sông Tuýt sẽ là một chiếc cầu treo.

Thế rồi kĩ sư Brao lao vào thiết kế cây cầu treo trên những sợi cáp. Chẳng bao lâu sau, chiếc cầu treo đầu tiên trên thế giới của kĩ sư Brao đã ra đời từ “gợi ý” của một chú nhện.

(Theo Tường Vân)

(1) Brao: tên một kĩ sư nổi tiếng người Ai-xơ-len châu Âu)

(2) Tuýt: tên một con sông ở Ai-xơ-len

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

Câu 1: Kĩ sư Brao gặp khó khăn gì khi nhận nhiệm vụ làm cây cầu trên sông Tuýt?

a. Dòng sông quá rộng và sâu.

b. Không thể xây được trụ cầu.

c. Không đủ vật liệu làm trụ cầu.

Câu 2: Ý tưởng làm chiếc cầu treo của kĩ sư Brao được nảy sinh nhờ sự việc gì?

a. Quan sát hai cành cây.

b. Quan sát con nhện chạy.

c. Quan sát tấm mạng nhện.

Câu 3: Theo em, dòng nào dưới đây có thể dùng để đặt tên khác cho cây chuyện?

a. Người kĩ sư tài năng.

b. Con nhện và cây cầu.

c. Một phát minh vĩ đại.

Câu 4: Vì sao nói kĩ sư Brao là một nhà khoa học có tinh thần sáng tạo?

a. Vì ông đã tìm ra cách mới, cách giải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có.

b. Vì ông đã làm ra cái mới, hoàn thành nhiệm vụ, không nản chí trước khó khăn.

c. Vì ông đã tìm ra cái mới, cách giải quyết hiệu quả, trên cơ sở tiếp thu cái đã có.

Câu 5: Viết 1 – 2 câu nêu cảm nhận của em về kĩ sư Brao.

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Câu 6: Nối câu ở cột A với kiểu câu thích hợp ở cột B:

A

 

B

1. Tiếng Việt thật là giàu nhạc điệu!

a. Câu khiến: dùng để nêu yêu cầu, đề nghị. Khi viết, cuối câu có dấu chấm hoặc dấu chấm than.

2. Đừng viết nhầm các dấu thanh khi học tiếng Việt nhé!

3. Sông Hương đẹp biết bao!

b. Câu cảm: dùng để bộc lộ cảm xúc, cuối câu có dấu chấm than.

4. Chúng ta hãy bảo vệ, giữ gìn những cảnh đẹp của đất nước

Câu 7: Nối đúng ô ghi tác dụng của dấu ngoặc kép ở cột A với câu thích hợp ở cột B:

A

 

B

1. Dấu ngoặc kép đánh dấu một câu ghi lại ý nghĩ của nhân vật.

a. Đang giờ Toán, một phụ nữ dắt một bé gái nhỏ nhắn đến cửa lớp, nói với cô giáo: “Thưa cô, con gái tôi được chuyển đến học lớp cô.”.

b. Cô đi ra cửa, dắt Liên vào lớp rồi nhẹ nhàng nói: “Tên bạn là Liên. Bạn từ xa chuyển đến, người nhỏ yếu. Em nào ngồi bàn đầu xung phong chuyển chỗ khác để nhường chỗ cho Liên?”.

2. Dấu ngoặc kép đánh dấu một câu ghi lại lời nói trực tiếp của nhân vật.

c. Một, hai, rồi ba học sinh ngồi bàn đầu đứng dậy: “Thưa cô, em ạ!”, “Thưa cô, cô để Liên ngồi đây ạ!”.

d. Nhìn cô học trò bé nhỏ đang đứng nép sau mẹ, lưng bị gù, cô giáo hồi hộp nghĩ: “Liệu cả lớp sẽ đón bạn với thái độ thế nào?”.

Câu 8: Những câu dưới đây thuộc kiểu câu gì? Hãy chỉ ra đặc điểm. công dụng của chúng:

Câu

Kiểu câu

Đặc điểm

Công dụng

Cháu mua giúp bà một đồng tương, một đồng mắm nhé!

.....................

.................

.....................

Bà ơi, đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương ạ?

.....................

.................

.....................

Đồng nào đựng tượng, đồng nào đựng mắn mà chẳng được.

.....................

.................

.....................

Trời!

.....................

.................

.....................

Câu 9: Viết các câu văn có hình ảnh so sánh theo yêu cầu sau:

a. Tả âm thanh của tiếng suối chảy.

.............................................................................................................................

b. Tả độ trong của nước suối.

.............................................................................................................................

c. Tả tiếng chim kêu trong vườn.

.............................................................................................................................

d. Tả màu sắc của nước biển.

.............................................................................................................................

 

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Một nhà thông thái

Ông Trương Vĩnh Ký là người có hiểu biết rất rộng. Nhà thông thái này sử dụng thành thạo tới 26 ngôn ngữ, tham gia nhiều hội nghiên cứu quốc tế. Ông để lại cho chúng ta hơn 100 bộ sách có giá trị về ngôn ngữ, lịch sử, văn học, địa lí,… Người đương thời liệt ông vào hàng 18 nhà bác học nổi tiếng thế giới.

2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm) 

Đề bài: Kể lại một buổi biểu diễn văn nghệ mà em đã được xem.

Gợi ý: 

+ Đó là buổi biểu diễn xiếc, ca nhạc, kịch hay bộ môn nghệ thuật nào?

+ Buổi biểu diễn gồm có các tiết mục gì?

+ Em thích tiết mục nào nhất? Vì sao?

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

TIẾNG VIỆT 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

b. Không thể xây được trụ cầu.

Câu 2: (0,5 điểm)

c. Quan sát tấm mạng nhện.

Câu 3: (0,5 điểm)

a. Người kĩ sư tài năng.

Câu 4: (0,5 điểm)

b. Vì ông đã làm ra cái mới, hoàn thành nhiệm vụ, không nản chí trước khó khăn.

Câu 5: (1 điểm) HS nêu cảm nhận cá nhân.

Câu 6: (1 điểm)

1 – b.

2 – a.

3 – b.

4 – c.

Câu 7: (1 điểm)

1 – d.

2 – a, b, c.

Câu 8: (1 điểm)

Câu

Kiểu câu

Đặc điểm

Công dụng

Cháu mua giúp bà một đồng tương, một đồng mắm nhé!

Câu cầu khiến

Có từ “giúp”, “nhé”, kết thúc bằng dấu chấm than

Dùng để yêu cầu.

Bà ơi, đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương ạ?

Câu hỏi

Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi

Dùng để hỏi

Đồng nào đựng tượng, đồng nào đựng mắn mà chẳng được.

Câu kể

Kết thúc câu bằng dấu chấm

Dùng để trả lời, trần thuật

Trời!

Câu cảm thán

Có từ cảm thán, kết thúc câu bằng dấu chấm than

Dùng để bộc lộ cảm xúc.

Câu 9: (1 điểm) HS luyện tập đặt câu sáng tạo:

a. Tiếng suối chảy như tiếng đồng hồ réo rắt..

b. Tiếng suối trong như tiếng mưa.

c. Tiếng chim kêu trong vườn như một bản hòa tấu.

d. Nước biển xanh như được ai pha mực.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

+ 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

+ 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

+ Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

+ 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

+ Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

+ 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

+ 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Viết được một đoạn văn từ 5 câu trở lên, kể về một đồ dùng học tập của em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 2 tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 2, đề thi giữa kì 2 tiếng Việt 3 CTST, đề thi tiếng Việt 3 giữa kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác