Đề thi cuối kì 2 tiếng Việt 3 CTST: Đề tham khảo số 1
Đề tham khảo số 1 cuối kì 2 tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TIẾNG VIỆT LỚP 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO – ĐỀ 1
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC
Nội dung | Số câu, số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Đọc hiểu | Số câu | 2 |
| 1 |
|
| 1 |
| 1 | 5 |
Câu số | 1,2 |
| 3 |
|
| 4 |
| 5 |
| |
Số điểm | 1 |
| 0,5 |
|
| 1 |
| 1 | 3,5 | |
Kiến thức tiếng việt | Số câu |
| 1 |
| 2 |
| 1 |
|
| 4 |
Câu số |
| 6 |
| 7, 8 |
| 9 |
|
|
| |
Số điểm |
| 1,5 |
| 2 |
| 1 |
|
| 4,5 | |
Tổng | Số câu | 2 | 1 | 1 | 2 |
| 2 |
| 1 | 9 |
Số điểm | 1 | 1,5 | 0,5 | 2 |
| 2 |
| 1 | 7 |
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT
TT | Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Bài viết 1 | Số câu |
|
|
| 1 |
|
|
|
| 1 |
Câu số |
|
|
| 1 |
|
|
|
|
| ||
Số điểm |
|
|
| 4 |
|
|
|
| 4 | ||
2 | Bài viết 2 | Số câu |
|
|
|
|
|
|
| 1 | 1 |
Câu số |
|
|
|
|
|
|
| 1 |
| ||
Số điểm |
|
|
|
|
|
|
| 6 | 6 | ||
Tổng số câu |
|
|
| 1 |
|
|
| 1 | 2 | ||
Tổng số điểm |
|
|
| 4 |
|
|
| 6 | 10 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2022 - 2023
Môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: 25 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
ÔNG YẾT KIÊU
Ngày xưa, ở làng Hạ Bì, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Dương có một người làm nghề đánh cá tên là Yết Kiêu. Yết Kiêu có sức khoẻ hơn người, đặc biệt là ông có tài bơi lội và lặn sâu. Ông lặn xuống nước bắt cá dễ như người ta đi trên mặt đất.
Hồi ấy, giặc ngoại xâm mang một trăm thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Nhà vua rất lo sợ, cho sứ giả đi rao trong thiên hạ xem ai đánh lui giặc sẽ được ban thưởng. Yết Kiêu đến xin vua đi đánh giặc cứu nước.
Vua hỏi:
- Nhà ngươi cần bao nhiêu người?
- Tâu bệ hạ, chỉ một mình tôi cũng đủ.
Nhà vua cho một đội quân cùng đi với ông để đánh giặc. Ông bảo quân lính sắm cho ông một cái khoan, một cái đục và một cái búa rồi một mình lặn xuống đáy biển, tiến đến chỗ thuyền giặc, tìm đúng đáy thuyền, vừa khoan vừa dục. Ông làm rất nhanh, rất nhẹ nhàng, kín đáo, Thuyền giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Thấy thế quân giặc sợ lắm, chúng đành vội vã quay thuyền về, không dám sang cướp nước ta nữa. Nhà vua mừng quá, khen ngợi Yết Kiêu và phong ông làm Đại vương. Sau khi ông mất, mọi người nhớ ơn lập đền thờ ông ở cửa biển Vạn Ninh, nơi ông đánh giặc và ở nhiều cửa biển khác.
(Theo Nguyễn Đổng Chi)
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
Câu 1. Ông Yết Kiêu có tài gì đặc biệt?
a. Bơi lội và lặn sâu.
b. Bơi thuyền lớn.
c. Bắt cá.
Câu 2. Ông Yết Kiêu cần bao nhiêu người để đánh giặc?
a. Cần một đoàn quân.
b. Chỉ cần một mình ông.
c. Cần một đội thợ lặn.
Câu 3. Ông Yết Kiêu làm thế nào để phá tan thuyền giặc?
a. Ông cùng đội quân mang khoan và đục lặn xuống đáy biển, làm đắm thuyền giặc.
b. Ông mang khoan và búa tiến đến đáy thuyền giặc, vừa khoan làm đắm thuyền giặc. vừa đục.
c. Ông mang khoan, đục và một cái búa tìm đúng đầy thuyền giặc, vừa khoan vừa đục, làm đắm thuyền giặc.
Câu 4. Điền 1, 2, 3, 4 vào ô trống dưới các ý theo trình tự câu chuyện Ông Yết Kiêu:
☐ Về sau, nhân dân nhớ ơn, lập đền thờ ông ở nơi ông đánh giặc và nhiều cửa biển khác. | ☐ Giặc ngoại xâm vào cướp nước ta, Yết Kiêu đến xin vua đi đánh giặc. |
☐ Ông mang khoan, đục và một cái búa tìm đúng đây truyền giặc, vừa khoan vừa đục làm đắm thuyền giặc. | ☐ Ông Yết Kiêu có tài đặc biệt là bơi lội và lặn sâu. |
Câu 5. Viết 2 – 3 câu nêu suy nghĩ của em về ông Yết Kiêu:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 6. Tìm các câu trả lời câu hỏi “Vì sao?” trong đoạn văn sau:
Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ đổ về như nước chảy vì ai cũng muốn xem mặt ông Cản Ngũ. Nhiều người phải trèo lên những cây cao gần đấy vì muốn xem cho rõ. Quắm Đen lăn xả vào ông Cản Ngũ thoắt hóa khôn lường. Tay ông Cản Ngũ dang rộng, để sát xuống mặt đất chống đỡ. Keo vật xem chừng chán ngắt vì ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt nên mất đà chúi xuống. Quắm Đen ôm lấy một bên chân ông. Người xem reo ồ cả lên vì tưởng ông Cản Ngũ nhất định ngã. Tiếng trống dồn lên giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn đứng như cây trồng giữa sới tựa như cột sắt nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên. Quắm đen đã thua ông Cản Ngũ vì ông quá khoẻ và có nhiều kinh nghiệm.
(Kim Lân)
Câu 7. Tìm tiếng cho âm đầu s hoặc x vào chỗ chấm:
a. Tôi vui ...................... nhìn theo cho đến khi ô tô khuất hẳn.
b. Bác tôi có rất nhiều tiền ......................
c. Nhà tôi trồng hai luống ...................... hào ngoài vườn.
d. Khướu lĩnh ...................... dàn ca.
Câu 8. Viết các câu cảm thể hiện cảm xúc sau:
a. Thể hiện sự ngỡ ngàng khi gặp một người bạn.
.............................................................................................................................
b. Thể hiện sự thán phục của em về một người bạn.
.............................................................................................................................
c. Thể hiện sự vui mừng của em khi được điểm cao.
.............................................................................................................................
d. Thể hiện sự nuối tiếc khi làm bài chưa tốt.
.............................................................................................................................
Câu 9. Viết lại các câu văn sau thành các câu có hình ảnh so sánh:
a. Mặt trời mới mọc đỏ ối.
.............................................................................................................................
b. Con sông quanh co, uốn khúc.
.............................................................................................................................
c. Mặt biển rộng mênh mông.
.............................................................................................................................
d. Tiếng mưa rơi ầm ầm.
.............................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Lễ hội cầu ngư
Lễ hội cầu ngư là lễ hội của nhân dân làng Thái Dương hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ vị thành hoàng làng là Trương Quý Công đã dạy cho dân nghèo nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. Thường cứ ba năm một lần, làng tổ chức đại lễ rất linh đình, có tổ chức các trò mô tả những sinh hoạt của nghề đánh cá, trong đó có “bủa lưới” mang ý nghĩa trình nghề nhằm khắc hoạ đậm nét nghi lễ dân gian của cư dân vùng ven biển.
2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm)
Đề bài: Viết đoạn văn về một nhân vật đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp.
Gợi ý:
+ Nhân vật đó có tên là gì?
+ Nhân vật đó trong câu chuyện nào?.
+ Nhân vật đó đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp gì? (yêu, quý, trân trọng,...)
+ Em học được điều gì từ nhân vật đó?
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
a. Bơi lội và lặn sâu.
Câu 2: (0,5 điểm)
b. Chỉ cần một mình ông.
Câu 3: (0,5 điểm)
c. Ông mang khoan, đục và một cái búa tìm đúng đầy thuyền giặc, vừa khoan vừa đục, làm đắm thuyền giặc.
Câu 4: (1 điểm) (mỗi ý đúng 0,25 điểm)
4 - Về sau, nhân dân nhớ ơn, lập đền thờ ông ở nơi ông đánh giặc và nhiều cửa biển khác. | 2 - Giặc ngoại xâm vào cướp nước ta, Yết Kiêu đến xin vua đi đánh giặc. |
3 - Ông mang khoan, đục và một cái búa tìm đúng đây truyền giặc, vừa khoan vừa đục làm đắm thuyền giặc. | 1 - Ông Yết Kiêu có tài đặc biệt là bơi lội và lặn sâu. |
Câu 5: (1 điểm)
HS nêu suy nghĩ cá nhân.
Câu 6: (1,5 điểm) (mỗi ý đúng 0,25 điểm)
Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ đổ về như nước chảy vì ai cũng muốn xem mặt ông Cản Ngũ. Nhiều người phải trèo lên những cây cao gần đấy vì muốn xem cho rõ. Quắm Đen lăn xả vào ông Cản Ngũ thoắt hóa khôn lường. Tay ông Cản Ngũ dang rộng, để sát xuống mặt đất chống đỡ. Keo vật xem chừng chán ngắt vì ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt nên mất đà chúi xuống. Quắm Đen ôm lấy một bên chân ông. Người xem reo ồ cả lên vì tưởng ông Cản Ngũ nhất định ngã. Tiếng trống dồn lên giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn đứng như cây trồng giữa sới tựa như cột sắt nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên. Quắm đen đã thua ông Cản Ngũ vì ông quá khoẻ và có nhiều kinh nghiệm.
Câu 7: (1 điểm) (mỗi ý đúng 0,25 điểm)
a. Tôi vui sướng nhìn theo cho đến khi ô tô khuất hẳn.
b. Bác tôi có rất nhiều tiền xu.
c. Nhà tôi trồng hai luống su hào ngoài vườn.
d. Khướu lĩnh xướng dàn ca.
Câu 8: (1 điểm) (mỗi ý đúng 0,25 điểm) HS tập đặt câu sáng tạo, phù hợp với yêu cầu đề bài.
Câu tham khảo:
a. Chào Mai, bạn đến rồi à!
b. Bạn viết chữ đẹp thế!
c. Tuyệt quá, mình được điểm 10 rồi!
d. Tiếc quá, mình vẫn chưa làm bài xong!
Câu 9: (1 điểm) (mỗi ý đúng 0,25 điểm) HS tập đặt câu sáng tạo, phù hợp với yêu cầu đề bài.
Câu tham khảo:
a. Mặt trời đỏ lừ như một khối lửa từ từ rơi xuống..
b. Con sông quanh co, uốn khúc như một dải lụa mềm.
c. Mặt biển rộng mênh mông như một chiếc đồng hồ lớn không có bờ.
d. Tiếng mưa rơi ầm ầm như có ai ném đá trên mái tôn.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
+ 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
+ 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
+ Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
+ 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
+ Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
+ 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
+ 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Viết được một đoạn văn từ 5 câu trở lên, kể về một đồ dùng học tập của em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Thêm kiến thức môn học
Đề thi cuối kì 2 tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 1, đề thi cuối kì 2 tiếng Việt 3 CTST, đề thi tiếng Việt 3 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 1
Bình luận