Đề thi giữa kì 2 tiếng Việt 3 CD: Đề tham khảo số 3

Đề tham khảo số 3 giữa kì 2 tiếng Việt 3 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II 

TIẾNG VIỆT LỚP 3 – CÁNH DIỀU – ĐỀ 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

Nội dung

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

Số câu

2

 

2

 

 

1

 

1

6

Câu số

1,2

 

3,4

 

 

5

 

6

 

Số điểm

1

 

1

 

 

1

 

1

4

Kiến thức tiếng việt

Số câu

 

1

 

1

 

1

 

 

3

Câu số

 

7

 

8

 

9

 

 

 

Số điểm

 

1

 

1

 

1

 

 

3

Tổng

Số câu

2

1

2

1

 

2

 

1

9

Số điểm

1

1

1

1

 

2

 

1

7

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài viết 1

Số câu

 

 

 

1

 

 

 

 

1

Câu số

 

 

 

1

 

 

 

 

 

Số điểm

 

 

 

4

 

 

 

 

4

2

Bài viết 2

Số câu

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Câu số

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Số điểm

 

 

 

 

 

 

 

6

6

Tổng số câu

 

 

 

1

 

 

 

1

2

Tổng số điểm

 

 

 

4

 

 

 

6

10

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi giữa Học kì 2 – Cánh diều

Năm học 2022 - 2023

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 25 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CÂY GẠO

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Theo Vũ Tú Nam

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

Câu 1: Mùa cây gạo ra hoa là mùa nào trong năm?

a. Mùa xuân.

b. Mùa hè.

c. Mùa thu.

Câu 2: Các loài chim làm gì trên cây gạo?

a. Làm tổ.

b. Ăn quả.

c. Trò chuyện ríu rít.

Câu 3: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Mùa hè.

b. Mùa xuân.

c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.

Câu 4: Khi chứng kiến đàn chim bay về, người viết có cảm giác thế nào?

a. Khó chịu.

b. Vui mừng.

c. Buồn phiền.

Câu 5: Vì sao trên cây gạo lại có “ngày hội mùa xuân”?

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Câu 6: Em thích hình ảnh cây gạo vào mùa nào? Vì sao?

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Câu 7: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? Trong các câu sau:

a. Em gửi tình yêu thương tới ông bà bằng bức tranh làng quê em mới vẽ.

b. Bằng tình yêu thương, thầy giáo đã thuyết phục được bạn đi học lại.

c. Nhờ sự chăm chỉ và say mê, bạn đã vinh dự đoạt giải Nhất.

d. Với tinh thần học hỏi, bạn ấy đã tiến bộ vượt bậc.

Câu 8: Dấu ngoặc kép trong những câu sau dùng để làm gì? 

a. Chưa kể hết, bố đã hỏi ngay: “Thế con cứ đứng xem à? Cạnh đường có đống đất đấy, sao con không lấy lấp nó đi?”.

.............................................................................................................................

b. Dũng đớ người, ấp úng: “Dạ, con không nghĩ ra... Bây giờ con đi lấp, bố nhé!”.

.............................................................................................................................

Câu 9: Đặt câu cảm bày tỏ cảm xúc của em:

a. Về không khí ở làng quê những ngày giáp Tết: .............................................

.............................................................................................................................

b. Về cảnh vật ở làng quê những ngày giáp Tết: ................................................

.............................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

Sau khi về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.

Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm) 

Đề bài: Viết một đoạn văn nói về một ngày hội mà em biết.

Gợi ý: 

+ Đó là hội gì?

+ Hội được tổ chức khi nào? Ở đâu?

+ Mọi người đi xem hội như thế nào?

+ Hội có những trò vui gì (chơi cờ, đấu vật, kéo co, đua thuyền, ca hát...)?

+ Cảm tượng của em về ngày hội đó như thế nào?


HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

TIẾNG VIỆT 3 – CÁNH DIỀU

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

a. Mùa xuân.

Câu 2: (0,5 điểm)

c. Trò chuyện ríu rít.

Câu 3: (0,5 điểm)

c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.

Câu 4: (0,5 điểm)

b. Vui mừng.

Câu 5: (1 điểm) 

Trên cây gạo có ngày hội mùa xuân vì có rất nhiều loài chim kéo đến nô đùa, cất tiếng hót lảnh lót.

Câu 6: (1 điểm) HS nêu cảm nhận cá nhân.

Gợi ý: Em thích hình ảnh cây gạo vào mùa xuân nhất. Vì vào mùa này, hoa gạo nở rộ, đỏ rực một góc trời. Chim chóc tụ lại cất tiếng hót líu lo chào mùa xuân mới.

Câu 7: (1 điểm)

a. Em gửi tình yêu thương tới ông bà bằng bức tranh làng quê em mới vẽ.

b. Bằng tình yêu thương, thầy giáo đã thuyết phục được bạn đi học lại.

c. Nhờ sự chăm chỉ và say mê, bạn đã vinh dự đoạt giải Nhất.

d. Với tinh thần học hỏi, bạn ấy đã tiến bộ vượt bậc.

Câu 8: (1 điểm)

a. Đánh dấu lời nói của bố.

b. Đánh dấu lời nói của con.

Câu 9: (1 điểm)

a. Không khí Tết ở làng quê sao mà vui thế!

b. Ôi, làng quê những ngày giáp Tết thật đẹp, thật nhộn nhịp!

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

+ 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

+ 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

+ Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

+ 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

+ Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

+ 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

+ 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Viết được một đoạn văn từ 5 câu trở lên, kể về một đồ dùng học tập của em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 2 tiếng Việt 3 Cánh diều Đề tham khảo số 3, đề thi giữa kì 2 tiếng Việt 3 CD, đề thi tiếng Việt 3 giữa kì 2 Cánh diều Đề tham khảo số 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác