Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

NGỮ VĂN 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

(Trích Mẹ và quả – Nguyễn Khoa Điềm)

 

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

(Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

Câu 1 (0.5 điểm): Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.

Câu 2 (0.5 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai.

Câu 3 (1.0 điểm): Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?

Câu 4 (1.0 điểm): Suy nghĩ của em về tình mẫu tử được thể hiện trong 2 đoạn thơ trên?

Câu 5 (1.0 điểm): Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6-8 dòng.

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của mình về tình mẫu tử.

Câu 2 (4.0 điểm): Nhà triết học La Mã cổ đại nổi tiếng M.Xi-xê-rông từng nói: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Anh chị hãy viết đoạn văn ngắn 600 từ trình bày quan điểm của bản thân về ý kiến trên.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Câu 1

  • Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là: Biểu cảm và miêu tả.

Câu 2

- Nghệ thuật tương phản: "lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên" đối nghịch với "còn những bí và bầu thì lớn xuống". Những người con dưới bàn tay chăm sóc của người mẹ thì dần lớn lên và trưởng thành, cùng với đó là những quả bầu bí nhờ mẹ chăm sóc mà cũng lớn dần trĩu nặng xuống.

Câu 3

Biện pháp nhân hóa "Thời gian chạy qua tóc mẹ" là hình ảnh nhân hóa đặc sắc. Nhờ hình ảnh này mà cách miêu tả tuổi của người mẹ trở nên mỹ lệ hơn. Năm tháng trôi qua, mẹ dần già đi, dấu vết thời gian vất vả in hằn lên người mẹ để nuôi các con khôn lớn trưởng thành.

Câu 4

HS tự do phát biểu suy nghĩ của mình. Nhưng cần đảm bảo:

+ Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất.

+ Tình mẫu tử giúp con người có điểm tựa trong cuộc đời.

.....

Câu 5

Hai đoạn thơ có sự tương đồng về nghệ thuật và nội dung. Về nội dung, hai đoạn thơ đều ca ngợi vai trò của người mẹ. Nhờ có sự chăm sóc của mẹ mà những đứa con được khôn lớn và cũng chính vì thế mà cả hai đoạn thơ đều bày tỏ tình yêu thương đến mẹ vì những sự vất vả, dấu vết của thời gian mà mẹ phải gánh chịu để hy sinh cho các con. Về nghệ thuật, cả hai đoạn thơ đều xây dựng nghệ thuật tương phản đối nghịch giữa hình ảnh lớn lên của đứa con và sự già đi của mẹ. Nhờ có nghệ thuật này mà tấm lòng, đức hy sinh của người mẹ được ngợi ca. Nhờ những hy sinh và công ơn của mẹ mà mẹ già đi để những đứa con được khôn lớn trưởng thành.

B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của mình về tình mẫu tử.

  1. Về hình thức: 

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – hợp – phân, móc xích hoặc song hành. 

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cac định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về tình mẫu tử.

  1. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để là rõ vấn đề nghị luận

  • Giải thích: 

+ Tình mẫu tử là tình cảm người mẹ dành cho những đứa con của mình cùng với sự quan tâm, chăm sóc bằng cả tấm lòng và những tình cảm đối đáp, yêu thương mà con cái dành cho mẹ.

  • Ý nghĩa

+ Mẹ là người mang nặng đẻ đau, đem ta đến với thế giới này, trao cho ta sự sống và tình yêu thương. Từ tình yêu thương đó, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện

+ Mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực học tập, trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài giúp ích cho đất.Chúng ta cần phải luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng.

+ Tình mẫu tử không chỉ là cội nguồn của những tình cảm khác mà đây còn là tình cảm theo con người đến suốt cuộc đời, góp phần làm cho xã hội này ấm áp hơn.

  • Chứng minh

+ Học sinh tự lấy dẫn chứng về tình mẫu tử thiêng liêng để làm dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

  • Mở rộng

+ Là một người con, chúng ta cần phải yêu thương, kính trọng mẹ mình và có những hành động để báo hiếu công ơn to lớn của mẹ.

+ Người mẹ cũng cần biết lắng nghe con mình, yêu thương con, tạo điều kiện cho con phát triển nhất có thể..

  1. Viết đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Lựa chọn thao tác lập luận phương thức biểu đạt phù hợp

  • Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý

  • Lập luận chặt chẽ thuyết phục

  1. Diễn đạt

Đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp liên kết câu trong đoạn văn.

  1. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Nhà triết học La Mã cổ đại nổi tiếng M.Xi-xê-rông từng nói: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Anh chị hãy viết đoạn văn ngắn 600 từ trình bày quan điểm của bản thân về ý kiến trên.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

  • Xác định được các ý chính của bài viết

  • Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận 

  • Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

  • Triển khai vấn đề nghị luận

  • Giải thích vấn đề nghị luận

+ Đức hạnh là những phẩm chất cao quý và trong sáng nhất trong tâm hồn con người.

+ Hành động là cách chúng ta biểu hiện bên ngoài những giá trị và phẩm chất của bản thân.

  • Phân tích 

+ Đức hạnh không phức tạp, nó thể hiện trong những hành động nhỏ hàng ngày.

+ Mô tả những ví dụ cụ thể về những hành động đơn giản có thể thể hiện đức hạnh, như việc giúp đỡ người khác, tôn trọng và chia sẻ.

  • Mở rộng

+ Kêu gọi con người không chỉ dừng lại ở việc suy nghĩ mà còn cần hành động.

+ Mở rộng tầm nhìn và khám phá cơ hội để thể hiện đức hạnh thông qua hành động trong cộng đồng và xã hội.

+ Nhấn mạnh vai trò của thanh niên trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp và khuyến khích họ tham gia tích cực vào những hành động tích cực.

  • Khẳng định quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2.5 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1.25 điểm – 1.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12

Bình luận

Giải bài tập những môn khác