Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 KNTT: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 KNTT: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

NGỮ VĂN 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

6 bài học từ U23 Việt Nam

1. Nếu tuyết không rơi, sao ta biết mình có thể chơi được tốt đến đâu trong tuyết. Nên nghịch cảnh không phải là kẻ thù, mà là trợ lực để ta khám phá giới hạn của mình.

 

2. Cách ta chơi quan trọng hơn kết quả. Cách ta sống quan trọng hơn những tài sản mà mình thu vén được. Cứ chơi đẹp, sống tốt thì thắng thua được mất thế nào cũng có người nể trọng và yêu quý.

3. Muốn gặt hái những thành quả bình thường không thể thiếu sự trui rèn. Muốn gặt hái những thành công phi thường không thể thiếu niềm tin và ý chí.

4. Kĩ thuật làm nên cầu thủ giỏi, văn hóa làm nên cầu thủ fairplay. Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.

5. Cầu thủ giỏi cũng cần gặp đúng huấn luyện viên. Học trò muốn giỏi cần gặp đúng thầy. Hãy tìm những người thầy dạy ta cách hiểu mình và tin vào chính mình, chứ không phải tin vào những chiêu trò, xảo thuật.

6. Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.

(Theo nhanvanblog.com)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2 (0.5 điểm): Tại sao tác giả nói “cách ta chơi quan trọng hơn kết quả, cách ta sống quan trọng hơn những tài sản mà mình vun vén được”?

Câu 3: (1.0 điểm): Phép tu từ cú pháp từ bài học 2-5 là phép tu từ cú pháp gì? Nêu hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ cú pháp đó?

Câu 4 (1.0 điểm): Hãy chỉ ra cách lập luận chung của 6 bài học và điều chung nhất được rút ra qua 6 bài học từ U23 Việt Nam là gì?

Câu 5 (1.0 điểm): Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định: “Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.”?

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học thứ 6: “Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.”

Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ bàn về lòng tự hào dân tộc với giới trẻ hiện nay.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Câu 1

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

Câu 2

- Vì tác giả muốn đề cao cách sống, cách vượt qua nghịch cảnh cũng như giá trị con người hơn những thứ tầm thường như là vật chất.

Câu 3

Phép tu từ cú pháp điệp cấu trúc: … quan trọng hơn…, …cần gặp…

Tác dụng:

- Khẳng định chơi đẹp và sống tốt là điều quan trọng hơn mọi thứ

- Khẳng định tin vào chính mình là điều quan trọng nhất

Câu 4

[1] Bình luận về U23; 2. Bài học cuộc sống.

[2] Điều chung nhất được rút ra: Khẳng định thành quả mà U23 có được là cả quá trình trui rèn của cầu thủ và gặp được huấn luyện viên giỏi; từ đó rút ra được những bài học cuộc sống chung cho mọi người.

Câu 5

Có thể hiểu như sau: Muốn giỏi con người cần phải không ngừng trau dồi tri thức còn muốn sống đẹp con người cần phải tích lũy vốn sống, va chạm và tiếp thu những ứng xử đẹp.

B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Câu 1: Từ văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học thứ 6: “Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.”

  1. Về hình thức: 

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – hợp – phân, móc xích hoặc song hành. 

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

  1. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để là rõ vấn đề nghị luận

- Giải thích

- Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác.: Khi các cầu thủ bóng đá mặc áo đội tuyển quốc gia là họ chơi vì màu cờ, sắc áo dân tộc, họ trở thành những anh hùng của dân tộc.

- Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.: Con người sẽ sống hạnh phúc khi góp phần cống hiến cho xã hội, cộng đồng.

=> Cả ý kiến muốn khuyên con người nên biết sống vì những người xung quanh chứ không phải chỉ sống cho riêng mình. Đó cũng là một hạnh phúc

- Phân tích

- Tại sao cần sống vì cộng đồng, vì những người xung quanh mình

+ Mỗi chúng ta là một cá thể trong một tập thể lớn và cũng không thể tồn tạo một cách tách biệt với tập thể. Chính vì vậy, chúng ta cần sống có trách nhiệm với tập thể

+ Việc biết sống vì những người xung quanh còn là biểu hiện của một người giàu tình yêu thương

+ Những người biết sống vì những người xung quanh mình sẽ luôn được mọi người yêu quý

- Phê phán những người sống ích kỉ, chỉ biết sống vì lợi ích cá nhân mình

-  Liên hệ bản thân

d. Viết đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Lựa chọn thao tác lập luận phương thức biểu đạt phù hợp

  • Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý

  • Lập luận chặt chẽ thuyết phục

e. Diễn đạt

Đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp liên kết câu trong đoạn văn.

f. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ bàn về lòng tự hào dân tộc với giới trẻ hiện nay.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

  • Xác định được các ý chính của bài viết

  • Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận 

  • Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

  • Triển khai vấn đề nghị luận

  • Giải thích vấn đề nghị luận

+ Tự hào dân tộc là gì? Là sự tự hào hãnh diện về những gì thuộc về đất nước, dân tộc mà chúng ta đang sinh sống.

+ Đây cũng chính là một biểu hiện của lòng yêu nước.

=> Điều này là vô cùng cần thiết đối với giới trẻ hiện nay.

- Phân tích – chứng minh 

+ Giới trẻ có vai trò cực kì quan trọng trong việc thể hiện yêu nước tự hào dân tộc....

+ Giới trẻ cần phát huy hết sức những giá trị tốt đẹp của dân tộc,...

+ Biểu hiện có những tấm gương hiếu học, mang hình ảnh của đất nước đến với đông đảo bạn bè quốc tế...

- Bàn luận mở rộng

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những con người sống lệch lạc, không những không yêu nước mà còn có tư tưởng không đúng....

- Rút bài học cho bản thân

+ Truyền bá lòng yêu nước trong giới trẻ một cách mạnh mẽ.

+ Tự ý thức với chính mình trong việc xây dựng phát triển đất nước.

* Khẳng định quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2.5 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1.25 điểm – 1.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12

Bình luận

Giải bài tập những môn khác