Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 KNTT: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 KNTT: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

NGỮ VĂN 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Trung thực rất tinh tế và khó phân biệt qua lời nói hay hành động. Đôi khi đức tính trung thực bị xem là đã “lỗi thời”, chỉ còn trên sách vở, không thực tế hoặc chẳng hay ho gì để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trung thực là yếu tố căn bản để có sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh. Trước đây, tôi từng cho rằng bình an là giá trị quan trọng nhất, nhưng giờ tôi thấy trung thực mới chính là nền tảng của tất cả giá trị khác.

Gần đây tôi có gặp một phụ nữ trẻ, xinh đẹp, có ba người con rất đáng yêu. Giỏi giang, thông minh và giàu có nhưng chị tâm sự chị không hài lòng chút nào về bản thân. Chị luôn so sánh mình với hai người chị dâu, là những nữ doanh nhân cực kì sắc sảo và thành đạt. Chị đánh giá mình chỉ là một người phụ nữ vô tích sự, chẳng làm được trò trống gì, đã thế lại còn thất nghiệp. Thực ra, chị đã không trung thực với chính mình khi chỉ nhìn vào những điểm mạnh của những người chị dâu, và đánh giá họ hoàn toàn dựa trên những cái mình không có. Trung thực trong lòng giúp ta đánh giá lại mình một cách chính xác và thực tế: biết và đánh giá cao ưu điểm của mình bên cạnh việc nhận ra nhược điểm của bản thân.

(Trích Lăng kính tâm hồn - Trish Summerfield, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Mimh)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2 (0.5 điểm): Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra sai lầm nào của người phụ nữ khi nhận thức về bản thân?

Câu 3: (1.0 điểm): Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: Trung thực là yếu tố căn bản để có được sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh?

Câu 4 (1.0 điểm): Vì sao tác giả lại cho rằng “trung thực rất tinh tế và khó phân biệt dựa trên lời nói và hành động”?

Câu 5 (1.0 điểm): Anh /chị có đống tình với quan niệm: Thiếu sự trung thực với chính mình sẽ đồng nghĩa với việc nhận thức sai về bản thân không? Vì sao?

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ ý nghĩa của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của lòng trung thực trong mối quan hệ với chính mình và với người khác.

Câu 2 (4.0 điểm): Ngạn ngữ phương Tây có câu "Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật". Em hãy viết đoạn văn ngắn bình luận về câu nói trên.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Câu 1

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

Câu 2

- Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra sai lầm của người phụ nữ khi nhận thức về bản thân là: chỉ nhìn vào những điểm mạnh của những người chị dâu, và đánh giá họ hoàn toàn dựa trên những cái mình không có.

Câu 3

Ý kiến: "Trung thực là yếu tố căn bản để có được sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh" có thể hiểu là: trung thực là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến tâm trí, nội tâm và các mối quan hệ xung quanh. Khi chúng ta trung thực thì tâm trí sẽ không day dứt, hối hận vì những điều giả dối, từ đó nội tâm của chúng ta được tự do, thỏa sức suy nghĩ, không bị gò bó, ép buộc trong những điều dối trá và qua đó, chúng ta sẽ có những mối quan hệ tốt đẹp, không lừa dối.

Câu 4

Đại ý của câu văn này đó chính là những sự khác nhau của sự trung thực. Có thể trung thực trong hành động nhưng suy nghĩ khác, có thể trung thực với người khác nhưng lại không trung thực với bản thân.....

Câu 5

Em đồng tình với quan niệm: "Thiếu sự trung thực với chính mình sẽ đồng nghĩa với việc nhận thức sai về bản thân". Vì: 

- Khi chúng ta không thiếu đi sự trung thực thì chúng ta sẽ chỉ nhận ra những nhược điểm của mình và hạ thấp mình hơn so với người khác.

- Khi chúng ta không trung thực thì chúng ta sẽ không thể phát hiện ra những ưu điểm của mình để cố gắng, phát huy mà còn làm nó bị lãng quên và dần biến mất.

- Khi chúng ta không trung thực, tâm trí của ta sẽ thiếu đi cảm giác an toàn, luôn buồn vì bản thân mình kém hơn người khác. 

=> Từ đó, thiếu sự trung thực khiến con người ta nhận thức sai về những ưu và nhược điểm của bản thân.

B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Câu 1: Từ ý nghĩa của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của lòng trung thực trong mối quan hệ với chính mình và với người khác.

  1. Về hình thức: 

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – hợp – phân, móc xích hoặc song hành. 

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Các định đúng vấn đề cần nghị luận: giá trị của lòng trung thực.

  1. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để là rõ vấn đề nghị luận

- Giải thích

+ Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo.

Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình.

- Phân tích

+ Người có tính trung thực là người luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt, không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải.

+ Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm, yêu quý và sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thắng thắn,…

+ Nếu một xã hội con người ai cũng trung thực, thật thà, không gian dối nhau thi xã hội ấy sẽ vô cùng văn minh, đẹp đẽ.

- Chứng minh

HS lấy dẫn chứng về những con người sống với tính trung thực để minh họa.

- Phê phán

+ Bên cạnh đó vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Lại có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,…

-  Liên hệ bản thân

d. Viết đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Lựa chọn thao tác lập luận phương thức biểu đạt phù hợp

  • Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý

  • Lập luận chặt chẽ thuyết phục

e. Diễn đạt

Đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp liên kết câu trong đoạn văn.

f. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh chị về quan điểm học đi đôi với hành trong khoảng 600 chữ.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

  • Xác định được các ý chính của bài viết

  • Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận 

  • Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

  • Triển khai vấn đề nghị luận

  • Giải thích vấn đề nghị luận

+ Bánh mì là gì? Một dạng vật chất được cấu tạo từ bột và bột nở trải qua nhiệt độ để ra thành phẩm với chức năng làm thức ăn cho con người.

+ Sự thật là gì? Là những thứ thuộc về chính xác, khiến không ai có thể chối cãi được. Ví dụ như nước là thể lỏng, không khí là thể khí,....

-> Đại ý của câu nói: Vật chất dù có sự thay đổi về lượng không làm biến đổi chất. Thế nhưng một sự việc nếu có sự biến đổi về lượng sẽ khiến cho nội dung cách tiếp cận của con người trở nên móp mép.

- Phân tích – chứng minh 

+ Có những câu chuyện nếu chỉ nghe một nửa sẽ bị biến tướng do:

  • Góc nhìn của con người có sự lệch lạc.

  • Do nội dung câu chuyện hoặc tính chất sự việc bị biến đổi....

- Bàn luận mở rộng

Trên thực tế có rất nhiều câu chuyện như vậy. Cuộc sống hàng ngày nếu chúng ta chỉ nghe những người khác nói về một người với ý kiến phiến diện chủ quan và chụp mũ cho họ xấu thì không đúng. Chúng ta cần nhìn tiếp cận họ ở nhiều góc độ.....

- Rút bài học cho bản thân

+ Phải đánh giá sự việc trên nhiều góc độ.

+ Không được cảm quan, qua loa....

* Khẳng định quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2.5 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1.25 điểm – 1.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12

Bình luận

Giải bài tập những môn khác